Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng trong sự phát triển của các em bé. Với trẻ sơ sinh ngủ như thế nào là đúng cách?

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, ăn và ngủ là 2 việc song song các bé có thể làm đồng thời cũng là 2 vấn đề bố mẹ cần quan tâm hàng đầu trong chế độ chăm sóc trẻ. Trong những tháng đầu đời, mẹ luôn cần chú ý đến việc cho các bé bú vào thời gian nào trong ngày để đảm bảo được cả 2 nhu cầu ăn và ngủ của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong những tháng đầu dời của mỗi em bé, nhu cầu ăn của trẻ quan trọng hơn nhu cầu ngủ nên các mẹ không nên để bé ngủ quá lâu.

Với trẻ sơ sinh ngày và đêm vẫn chưa được phân biệt một cách rõ ràng. Đa phần các bé đều có thói quen ngủ ngày và thức đêm. Đặc biệt cứ đói, các bé lại tỉnh giấc và đòi ăn ngay cả khi đang là nửa đêm. Nhu cầu bú mẹ của các bé cứ vài giờ một lần, ăn xong lại ngủ. chính vì vậy, thông thường trong những tháng đầu các bé sẽ thường xuyên thức đêm để bú mẹ.

Với trẻ sơ sinh trung bình các bé sẽ ngủ khoảng 16 giờ một ngày, thậm chí còn nhiều hơn. Thường mỗi lần ngủ, giấc ngủ của bé sẽ kéo dài khoảng 3 đến 4 giờ. Cùng với sự phát triển hàng ngày của trẻ, các bé sẽ có nhiều giai đoạn ngủ khác nhau như: Ngủ lơ mơ, giấc ngủ ngắn, ngủ gà vịt, giấc ngủ sâu và giấc ngủ rất sâu. Mỗi giai đoạn phát triển các bé sẽ có giấc ngủ khác nhau, điều đặc biệt là càng lớn giấc ngủ của các bé càng dễ bị can thiệp bởi các yếu tố bên ngoài và càng dễ bị tỉnh giấc.

Bố mẹ nên làm gì để giấc ngủ của bé sâu hơn và bé ngủ ngon giấc hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hậu giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thời gian đầu khi các bé vừa được sinh ra, các bé ngủ nhiều giấc trong ngày và mỗi giấc kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng là giấc ngủ đúng của trẻ sơ sinh. Việc này có thể sẽ khiến bố mẹ chưa quen với việc thức cùng bé. Nhưng khi trẻ lớn dần giấc ngủ sẽ kéo dài hơn và mẹ sẽ nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.  Chú ý răng trong thời gian đầu bố mẹ cũng không nên để trẻ ngủ giấc ngủ quá dài, khoảng 3 – 4 tiếng nên đánh thức các bé dậy và cho bú mẹ.

Không phải đứa trẻ nào ssinh ra cũng đều có những giấc ngủ ngon, nhiều bé thường xuyên bị giật mình và quấy khóc. Lúc này, bố mẹ nên tạo không gian, môi trường xung quanh dễ chịu, im ắng để bé ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó mẹ có thể tập dần cho bé ngủ đúng giấc khi bé lớn dần bằng cách điều chỉnh đồng hồ sinh học của bé. Bằng việc tránh những kích thích mạnh vào ban đêm khi cho bé bú hoặc thay tã. Để ánh đèn sáng dịu, không chuyện trò và chơi đùa với bé vào ban đêm. Làm như vậy sẽ giúp bé nhận thức dần được việc sự yên ắng và không gian dễ chịu ban đêm là lúc thích hợp để ngủ.

Lập ra một số thói quen trước khi cho bé ngủ như: đi tắm, đọc sách cho bé nghe, hát ru… để giúp bé thư giãn. Mặc dù bé của bạn còn quá nhỏ để hiểu những tín hiệu từ mẹ, nhưng tạo nên những thói quen này sẽ giúp bé từ từ hình thành và làm quen dần với việc khi nào cần phải bắt đầu một giấc ngủ.

Trong trường hợp các bé quấy khóc, mẹ có thể bế các bé lên và đong đưa đồng thời hát ru cho bé đi vào giấc ngủ. Hãy cố gắng bỏ qua ý nghĩ sẽ làm hư con mà nên chiều chuộng trong những tháng đầu bởi bé còn quá nhỏ. Thật ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy những bé được mẹ thường xuyên làm như vậy ít bị đau bụng và ít quấy phá hơn.

Tháng tuổi đầu tiên của bé có thể là thời điểm khó khăn nhất bởi bạn phải thức dậy liên tục theo bé. Mỗi bé có cách ngủ đêm khác nhau và cha mẹ cần tìm cách “thỏa hiệp” để có cách chăm con phù hợp cho đến khi cảm thấy thoải mái với sự “thất thường” của bé.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới