Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cần lưu ý những điều gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chào bác sĩ, con gái tôi 3 tuổi, cháu đang bị tay chân miệng đã 2 ngày, xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả để bé nhanh khỏi bệnh nhất. Xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Linh, Đống Đa, Hà Nội)

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Chào chị! Bệnh tay chân miệng là mối nguy hiểm đe dọa thường trực với trẻ  nhỏ dưới 5 tuổi. Để chị và mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này cũng như cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả, bác sĩ của Y tế Việt Nam xin được giải đáp như sau:

Các kiến thức về bệnh tay chân miệng

Cha mẹ có thể hiểu về tay chân miệng qua những lưu ý chính như sau

  • Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, có thể lây truyền nhanh chóng thông qua đường hô hấp hoặc đường ruột.
  • Do là bệnh gây ra bởi virus, do đó hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng.
  • Thời gian điều trị bệnh là 7 – 10 ngày tùy trẻ trạng trẻ. Tuy nhiên virus vẫn có thể tồn tại và lây truyền đến 2 tuần sau khi trẻ khỏi bệnh.
  • Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng ảnh hưởng chính của bệnh tay chân miệng.
  • Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh tay chân miệng ở trẻ em không gây nhiều nguy hiểm và cha mẹ có thể điều trị bệnh cho trẻ tại nhà mà không cần đến bệnh viện nếu nắm được kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Khi thực hiện chăm sóc trẻ tại nhà, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phát hiện bệnh kịp thời. Các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ chính bao gồm: sốt nhẹ, đau miệng, chảy nước miếng, xuất hiện các vết mụn nước ở niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân, sau đó phát triển thành vết viêm loét và gây ra các bộ phận khác trong cơ thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc biếng ăn.

Trong trường hợp trẻ bị nặng, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các biến chứng như trẻ bứt rứt, sốt cao hơn 39 độ, ngủ li bì, hay giật mình… Khi có các biểu hiện trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, bởi nếu bệnh nặng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm chỉ sau 6 – 12 giờ.

Thực hiện cách ly trẻ với những bé khác trong gia đình và thông báo nghỉ học tại trường mầm non, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền nhanh chóng, do đó cha mẹ cần cách ly trẻ để tránh việc lây truyền cho trẻ khác và bùng phát thành ổ dịch.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị và tái khám theo lịch của bác sĩ. Thực hiện theo đúng cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở nhà của thầy thuốc tư vấn, không nghe theo các phương pháp truyền miệng dân gian có thể gây nhiễm trùng vết thương và ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh cho trẻ.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng theo 4 nhóm nhất cần thiết, chia nhỏ bữa ăn cho bé và tăng cường nước hoa quả, sinh tố, nước lọc cho trẻ hàng ngày.

Giữ vệ sinh cho trẻ và thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý. Tắm thường xuyên cho bé tại phòng kín gió, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn và vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Cha mẹ cũng nên lưu ý sát khuẩn cả đồ chơi, quần áo và vật dụng hàng ngày của trẻ để tránh tình trạng lây truyền virus gây bệnh qua đồ dùng hàng hàng.

Trên đây là tư vấn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả mà độc giả có thể tham khảo để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con mình. Chúc chị và gia đình luôn khỏe mạnh!

Hoàng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới