Chăm sóc trẻ khi trẻ bị còi xương

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thể trạng của người Việt Nam thường nhỏ bé hơn, một phần do gen, một phần do chế độ dinh dưỡng. Thậm chí dù được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trẻ vẫn còi xương và chậm lớn.

Chăm sóc trẻ khi trẻ bị còi xương

Vậy nguyên nhân là gì? Hãy cùng chuyên mục ‘’thầy thuốc tư vấn ‘’ của trường cao đẳng Y-Dược Pasteur tìm hiểu và phòng tránh cho con.

Còi xương ở trẻ là gì?

Còi xương là  hiện tượng rối loạn ở trẻ em, do sự thiếu hụt rất nhiều vitamin D, canxi hoặc phosphat trong cơ thể làm xương mềm và suy yếu, gây còi xương chậm lớn.

Những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh còi xương?

Bệnh còi xương có những dấu hiệu điển hình như:

Tăng trưởng chậm, đau cột sống, xương chậu và chân, yếu cơ, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, làm suy yếu xương, dẫn đến dị tật ở trẻ.

Chân cong  (vòng kiềng) hoặc hai đầu gối chụm vào nhau;

Cổ tay và mắt cá chân dày lên, phình ra, chân tay đau nhức.

Xương ức của trẻ bị nhô ra.

Trẻ sơ sinh 6 tháng đầu thường có biểu hiện: ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều, tóc mọc ít và mỏng, chân tay uể oải, xương mềm. Với những bé bị còi xương nặng có thể thêm các hiện tượng: thóp rộng, bờ thóp mềm, răng mọc chậm, gù, vẹo cột sống, bé chậm biết lẫy, biết bò.

Những nguyên nhân gây  bệnh còi xương

Bé có thể mắc bệnh còi xương nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời và thực phẩm hằng ngày. Vitamin D rất quan trọng vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho trong thực phẩm, bé sẽ bị còi xương nếu không nhận đủ vitamin D, canxi và phốt pho. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi và phốt pho cho trẻ.

Hoặc có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái, với trường hợp di truyền trẻ cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Còi xương rất phổ biến ở các nước đang phát triển và nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ có thể thiếu vitamin D nếu sống trong khu vực ít ánh sáng mặt trời, ăn chay hoặc không uống sữa, chế độ nghèo chất dinh dưỡng

Người da đen: đây là màu da sản xuất ít vitamin D;

Mẹ thiếu vitamin D trong lúc mang thai: Trẻ sinh ra sẽ có thể có dấu hiệu của bệnh hoặc sẽ còi xương trong vòng vài tháng sau khi sinh hoặc sinh non;

Thiếu canxi: khi chế độ ăn của trẻ ít hơn 300 mg canxi mỗi ngày (khoảng một ly sữa). Trẻ em đang phát triển cần từ 400 mg (trẻ sơ sinh) đến 1500 mg (dậy vị thành niên) canxi để xương phát triển tốt.

Người có chế độ ăn kiêng, nghèo đói dễ bị còi xương do có chế độ ăn uống thiếu chất.

Các biến chứng của bệnh còi xương

Trẻ chậm phát triển, còi cọc, cột sống bị cong bất thường, gây dị tật xương, dễ bị động kinh.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh còi xương

Bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi, phốt phát từ thực phẩm hoặc ánh sáng mặt trời.  Liều lượng khoảng 1000-2000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Lượng canxi là 1000-1500 mg/ngày, có thể là từ thực phẩm giàu canxi hoặc do bổ sung từ thực phẩm chức năng.

Với trẻ em bị còi xương do di truyền thường được điều trị với hormone (nội tiết).

Chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng tránh còi xương

Để phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ, mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng giàu canxi và phốt phát cho trẻ như bổ sung các thực phẩm: dầu cá, cá(cá hồi, cá mòi, cá ngừ), trứng gà, sữa bột cho trẻ sơ sinh, ngũ cốc, bánh mì, sữa chua và phô mai, nước cam, tôm, cua, ốc, hến…

Sữa mẹ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin D, không đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ vì vậy bé bú sữa mẹ nên được bổ sung 400 (IU) vitamin D hàng ngày.

Cho trẻ tắm nắng là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất cho bé bởi vì vitamin D chỉ được da tổng hợp khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi bạn cho trẻ tắm nắng, hãy nhớ mặc quần áo bảo hộ hoặc thoa kem chống nắng cho trẻ. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng không thể ngăn cản hết ánh sáng mặt trời, nên tốt nhất hãy cho bé tắm nắng trước 7 giờ sáng.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới