Để tránh tình trạng thuốc chữa bệnh giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra chất lượng của 100% các lô thuốc nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam và phát hiện nhiều trường hợp vi phạm.
- Thực hư chuyện lương Điều dưỡng viên tại Đức được 100 triệu/tháng
- 300 kg hạt hướng dương xuất xứ từ Trung Quốc bị thu hồi
- Ngậm ngùi hưởng trọn cái Tết ngành Y
Theo đó, qua các đợt thanh, kiểm tra 103 cơ sở, Cục Quản lý Dược đã phát hiện được 83 lô thuốc không đạt chất lượng và ngăn chặn đưa ra thị trường.
Giảm số lượng thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng thuốc trong năm 2016, có thể khẳng định rằng, việc triển khai kiểm tra chất lượng thuốc, biện pháp giám sát đã khiến cho tỷ lệ thuốc kém chất lượng, thuốc giả đã giảm rõ rệt (thuốc giả giảm từ 7% năm 1990 xuống còn dưới 0,1 % , thuốc kém chất lượng giảm còn dưới 3%).
Thành công đã đạt được là nhờ việc lấy mẫu thuốc để kiểm nghiệm (30.000 mẫu). Trên cơ sở lấy mẫu để kiểm nghiệm, năm 2016 Cục Quản lý Dược đã gửi văn bản thu hồi hơn 30 lô thuốc kèm chất lượng (năm 2015 là 38 lô) và đem tiêu hủy. Nhìn chung, số lượng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã giảm rõ rệt.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: Liên Bộ Y tế – Bộ Công Thương – Bộ Tài chính đã rất tích cực triển khai các quy định của Luật Dược trong việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Không chỉ thế, Bộ Y tế còn tiến hành quản lý chặt chẽ giá thuốc ở các khu vực bệnh viện công lập với cơ chế công khai, minh bạch và giá thuốc tại bệnh viện thông qua thặng số bán lẻ. Đối với giá thuốc lưu hành trên thị trường sẽ được quản lý thông qua các quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai giá từ khâu đăng ký lưu hành, đấu thầu, nhập khẩu và cung ứng thuốc.
Giám sát chặt chẽ và thu hồi thuốc kém chất lượng
Theo tin tức báo mới, ngoài việc giám sát và thu hồi thuốc kém chất lượng, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thành lập ban 389 Bộ Y tế với mục đích tăng cường các hoạt động hậu kiểm, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) với các trường hợp kinh doanh thuốc kém chất lượng, bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Đồng thời, trong thời gian tới, Bộ Y tế cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp với các Bộ ngành liên quan để xây dựng và hoàn thành dự thảo Nghị định Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Dược 2016… Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục triển khai các dự án nhằm nâng cấp 2 Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và hệ thống kiểm nghiệm thuốc.
Các quy định về việc thu hồi thuốc, luật hóa tại Luật Dược 2016 sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, trách nhiệm hoạt động thu hồi thuốc đã được quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản quy phạm về Dược.
Theo đó, Cục Quản lý Dược sẽ ra thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc trên phạm vi toàn quốc, các Sở Y tế tỉnh, thanh phố trực thuộc sẽ ra thông báo đình chỉ và thu hồi thuốc trên phạm vi quản lý ở địa phương quản lý. Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu…sẽ có trách nhiệm tổ chức thu hồi và xử lý những lô thuốc bị thu hồi. Các cơ sở kinh doanh sẽ có trách nhiệm trả lại thuốc cho cơ sở sản xuất. Trong trường hợp phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, cơ sở sản xuất, nhập khẩu, đăng ký sẽ có trách nhiệm thu hồi và báo cáo Bộ Y tế trước khi tự thu hồi.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn