Để hạn chế sự tái phát của bệnh nổi mề đay, ngoài việc người bệnh hạn chế tiếp xúc với những chất dị nguyên thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh trong cơ thể. Dưới đây là thông tin tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay theo từng giai đoạn.
- Những hình ảnh bệnh nổi mề đay theo từng dạng dị ứng
- Cách phòng tránh triệu chứng bệnh nổi mề đay khi trời lạnh
- Món ăn bài thuốc chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay xuất hiện trên cơ thể có rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở thành mạn tính. Đối với trường hợp bệnh biểu hiện dưới dạng cấp tính thường xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian ngắn, không để lại dấu vết gì.
Theo Y học cổ truyền, bệnh nổi mề đay còn được gọi là phong chẩn khối nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt hoặc bị ảnh hưởng bởi những chất dị nguyên bên ngoài như: bụi phấn hoa, lông động vật, hóa chất, nước hoa, vi khuẩn, nấm mốc hay thức ăn.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay thường gây nên bởi các yếu tố khác nhau, người bệnh cần chủ động nhận biết để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và điều trị đúng phương pháp, người bệnh có nguy cơ gặp phải các chứng bệnh nguy hiểm và có khả năng gây nên tử vong.
Chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay cũng cần phải được chú trọng, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh. Chính vì vậy dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết đối với mọi người trong việc điều trị và phòng chứng bệnh này.
Chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay
Đối với giai đoạn cấp tính
Ngoài việc người bệnh cần phải kiêng nước và kiêng gió lạnh thì cần phải tuân thủ đúng một chế độ ăn uống hợp lý. Đối với giai đoạn cấp tính, chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay cần tuyệt đối tránh ăn những thức ăn có chứa nhiều đường và muối vì những thứ này nếu tăng cao trong máu sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng và hiện tượng thần kinh ngoại biên.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong những thực phẩm ăn hàng ngày cần phải kiêng những chất cay nóng như ớt, tiêu và những chất có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất gây tổn hại đến gan, giảm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tích tụ chất độc sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng.
Đối với những trường hợp người bệnh bị phù nề, rịn nước thì chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay thường là những thức ăn thường chứa ít nước, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều nước như súp, canh và uống ít nước trong ngày. Tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, bò, gà…
Đối với bệnh mề đay mạn tính
Bệnh mề đay mạn tính thường nguyên nhân do di truyền hoặc người bệnh không điều trị dứt điểm khi ở giai đoạn cấp tính và bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đối với trường hợp này, chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay cần phải tuyệt đối chú ý vì bất kỳ tác nhân nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát bệnh qua đường ăn uống.
Cần bổ sung nhiều rau củ quả và các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng tránh được những bệnh tật. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh, lựa chọn thực phẩm, đối với thức ăn nên ăn thử một chút xem có xảy ra phản ứng nào trên cơ thể hay không, nếu có thì tuyệt đối tránh xa loại thực phẩm này.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chủ động nhờ sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng trong việc lựa chọn thức ăn hàng ngày để hạn chế tối đa tình trạng phát bệnh.
Trên đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay giúp mọi người chủ động phòng tránh và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mình mà không lo ngại những vấn đề liên quan đến bệnh nổi mề đay.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn