Có nên bỏ điểm sàn ở các trường Sư phạm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bỏ điểm sàn đại học là một xu thế đang được ủng hộ cao, tuy nhiên có nên bỏ điểm sàn đối với mốt số ngành đào tạo làm Thầy như sư phạm?

Có nên bỏ điểm sàn ở các trường Sư phạm
Có nên bỏ điểm sàn ở các trường Sư phạm

Có nên bỏ điểm sàn cho các trường Sư phạm

Điểm sàn đại học nhằm mục đích nâng cao chất lượng đầu vào, căn cứ vào đó các trường Sư phạm tuyển sinh. Tuy nhiên với việc dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017 thì bỏ điểm sàn đang được ngành giáo dục rất quyết liệt và được xã hội đồng tình ủng hộ. Nhưng xét ở một khía cạnh khác về giáo dục tuyển sinh liệu những người làm Thầy với chất lượng đầu vào thấp và khả năng chất lượng đào tạo của các ngành giáo dục còn đang đặt nghi vấn cũng như tỉ lệ thất nghiệp – sinh viên sư phạm không hành được nghề liệu có nên áp dụng quy chế bỏ điểm sàn cho những ngành đặc biệt này.

Những lý do viện giải cho việc này ngày nay cho thấy thực trạng ở các trường phổ thông đang có không ít những người thầy yếu kém về chuyên môn, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới và các phương pháp dạy học. Có người vì chạy theo thành tích nên để học sinh ngồi “nhầm” lớp; có người “nâng” điểm để học sinh được khen thưởng, được lên lớp thẳng hoặc thi lại được lên lớp, hoặc “nâng” điểm để điểm trung bình các môn cả năm lớp 12 của học sinh cao hơn so với thực học, để khi xét tốt nghiệp THPT theo tỷ lệ 50/50, sẽ dễ dàng đỗ tốt nghiệp; tất nhiên chỉ là đỗ “nhầm” tốt nghiệp THPT. Tất cả điều đó tuy không phổ quát và được báo chí phản ánh có phần chủ quan hoặc phiến diện. Tuy nhiên nó cũng là điều đáng suy ngẫm trong tình trạng giáo dục hiện nay nhất là giáo dục sư phạm những người có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ sau.

Lâu nay, các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên các bậc học phổ thông qua con đường thi tuyển, chỉ mới đây mới sử dụng phương án là xét tuyển, tất nhiên là vẫn có điểm chuẩn và điểm “sàn”; nhiều trường tuyển đầu vào với điểm chuẩn khá cao, dù không thu hút được nhiều thí sinh có học lực giỏi và hạnh kiểm tốt vào học như những năm trước đó.

Với đầu vào tuyển sinh các trường sư phạm có điểm chuẩn và điểm “sàn” có thể nói là chất lượng như vậy, mà vẫn còn có những người thầy được đào tạo rồi, nhưng khi hành nghề lại để xảy ra những tiêu cực gây bức xúc dư luận thậm trí trái với đạo lý làm thầy. Vậy nếu như từ nay việc áp dụng bỏ điểm “sàn” và thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là được vào học thì người học sẽ ra sao, sau khi được làm thầy, thì người thầy về chuyên môn và chất lượng sẽ như thế nào?

Bỏ điểm sàn ngành Sư phạm các trường có nâng được năng lực
Bỏ điểm sàn ngành Sư phạm các trường có nâng được năng lực

Bỏ điểm sàn ngành Sư phạm các trường có nâng được năng lực.

Một bài toán đặt ra cho các trường đào tạo Thầy giáo, là việc bỏ điểm sàn đồng nghĩa với việc là các trường này phải tăng chất lượng đào tạo hoặc ít nhất là tăng thời gian hoặc chương trình đào tạo của mình lên để bù vào chất lượng đầu vào. Nhưng trong xu thế hiện nay các trường đào tạo nhắm đến nhu cầu thương mại cho nên nếu không xây dựng được chất lượng thì việc này khó có thể đào tạo ra một đội ngũ chất lượng làm thầy tốt.

Theo Luật Giáo dục Đại học (Luật số: 08/2012/QH13): “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh; phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển”.

Hơn nữa để có thể thu hút thí sinh vào ngành sư phạm; ngoài việc xem xét chế độ miễn học phí, cấp học bổng, ngành GD&ĐT cần có chính sách để khi ra trường; mặt khác quá trình học tập và rèn luyện ở trường sư phạm cần được siết chặt, để việc đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên đúng thực chất hơn.

Như Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đánh giá: “Thực tế vẫn còn có trường chạy theo số lượng, thiếu sàng lọc trong quá trình đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo có thể bị giảm sút nếu chất lượng đầu vào không được kiểm soát kỹ”, và “năm nay chỉ quy định điều kiện cần là thí sinh tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ do các trường quy định” .

Thiết nghĩ, để xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn vững vàng; ngoài việc không bỏ điểm “sàn”, cần thay đổi phương thức tuyển sinh ở các trường sư phạm, theo tinh thần Nghị quyết 29- NQ/TW, đó là: “Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm”.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới