Công dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng trong Y học cổ truyền

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đỗ trọng là vị thuốc Đông Y có tác dụng bổ gan thận, làm mạnh gân cốt, được phối chế với nhiều vị thuốc khác làm thuốc, rượu hoặc các món ăn bài thuốc để chữa trị nhiều bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng trong Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng trong Y học cổ truyền

Cây Đỗ trọng thuộc ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Phân lớp Sau su (Hamamelididae), Bộ Đỗ Trọng (Ecommiales) Họ Đỗ trọng (Ecumiaceae). Đỗ trọng (tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv), thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae), còn có tên khác là: Mộc miên, tư trọng, tư tiên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc, Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao.

Đỗ trọng sống ở vùng ôn đới ấm có nhiều ở Trung Quốc và được trồng ở Việt Nam từ năm 1960, trồng ở vùng Sa Sa, Tam Đảo, Sìn Hồ (Lai Châu). Cây Đỗ Trọng là thân cây gỗ, chiều cao từ đến 20m, vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá có răng cưa, mặt nhẵn bóng, mặt trái lá khi còn non có lông tơ. Hoa thuộc loại đơn tính, có hoa đực và hoa cái; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 – 10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, giữa hơi lồi, có 1 hạt.

Bác sĩ YHCT Minh Huệ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây dùng trong y học cổ truyền, với cách chế biến khác nhau tùy theo mục đích dùng. Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh. Thu hoạch vỏ cây vào các mùa xuân, hạ. Vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Có thể phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin, lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic, VitaminC…

Công dụng của cây đỗ trọng

Đông y coi đỗ trọng là vị thuốc Đông Y và được dùng chữa rất nhiều bệnh từ rất lâu; là vị thuốc có công năng kỳ diệu. Tác dụng chủ yếu là tích thống, bổ trung, ích tinh khí, kiện gân cốt, cường chí, trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt…

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol; làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận – tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục; chống viêm, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều lần.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đỗ trọng

Chữa vô sinh, hiếm muộn:

Nguyên liệu: Đỗ trọng 1kg, muối ăn 50g.

Cách làm: Hòa muối với nước, cho đỗ trọng vào sao đến khi đỗ trọng đứt tơ.

Bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

Bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

– Chữa liệt dương, nữ giới không có thai, nhiều khí hư, băng lậu…

Nguyên liệu: Thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g, nhục quế 40g, phụ tử 40g, đỗ trọng 120g, nhục thung dung 50g.

Cách làm: Thục địa nấu cao pha mật ong; các vị còn lại sấy khô tán mịn, hoà với mật ong nặn thành viên 10g.

Cách dùng: Ngày uống 4 viên chia 2 bữa sáng, chiều.

– Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư:

Nguyên liệu: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau.

Cách làm: Tán thành bột.

Cách dùng: Liều dùng: 8-12g, có thể dùng đến 40g. Mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ.

– Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư:

Nguyên liệu: Đỗ trọng 640g.

Cách làm: Xắt, sao với 2 thang rượu, ngâm trong 10 ngày.

Cách dùng: ngày uống 3 lần.

– Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai:

Nguyên liệu: Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn.

Cách làm: Đỗ trọng tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ, Xuyên tục đoạn tẩm rượu. Tán bột.

Cách làm: uống với nước cơm.

– Bài thuốc Y học cổ truyền trị huyết áp cao:

Nguyên liệu: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g.

Cách làm: tán bột làm viên.

Cách dùng: Mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, với nước.

– Trị huyết áp cao:

Nguyên liệu: Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g.

Cách làm: Sắc thành thang thuốc.

Cách dùng: Uống nước.

– Trị sẩy thai nhiều lần:

Nguyên liệu: Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đỗ trọng, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g.

Cách làm: Đem sắc thành thang thuốc.

Cách dùng: Làm nước uống.

Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới