Thức ăn chủ yếu được trẻ nạp vào đường tiêu hoá nhưng những dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ lại biểu hiện chủ yếu ở trên da, và biến chứng nặng nề lại nằm ở đường hô hấp, gây nên những hệ luỵ không hề nhỏ cho sức khoẻ của trẻ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
- Trẻ bị dị ứng thực phẩm thì bố mẹ nên làm gì?
- Cách phòng ngừa viêm mũi cho trẻ khi thời tiết thay đổi
- Các loại thuốc có thể gây nên tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ
Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì?
Dị ứng thức ăn ở trẻ là một trong những hiện tượng phản ứng thực phẩm xảy ra do cơ thể trẻ không chấp nhận với một loại thực phẩm. Hiện tượng dị ứng thức ăn ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một loại vitamin nằm trong hệ thống dinh dưỡng của thực phẩm là có hại và tấn công cơ thể nên có phản ứng để gây ra dị ứng.
Trẻ nhỏ có tỷ lệ dị ứng rất cao, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thức ăn, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi với những thực phẩm thường gặp như sữa bò, thịt gà, sữa đậu nành hoặc các loại hạt . . .
Các trẻ thường bị dị ứng thức ăn có thể do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều hoặc có thể do di truyền từ bố mẹ sang bé và tỷ lệ này cực cao. Vì vậy bố mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân cũng như những dấu hiệu của dị ứng thức ăn ở trẻ để có biện pháp phòng tránh và đề phòng.
>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.
Những dấu hiệu của dị ứng thức ăn ở trẻ
Những dấu hiệu của dị ứng thức ăn ở trẻ phát tác rất nhanh, sau khi bé ăn xong khoảng 2h, nếu đó là những thực phẩm gây dị ứng thì trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện ở bề mặt cơ thể trẻ. Nếu bạn quan sát thì sẽ nhìn thấy những dấu hiệu như sưng môi, ngứa miệng hoặc ngứa cổ họng ở trẻ.
Hoăc sẽ có những biểu hiện mơ hồ như chán ghét thức ăn, hoặc thay đổi thái độ khi ăn, nhiều khi mẹ không chú ý và nghĩ rằng trẻ lười ăn, nhưng thực chất đó là những phản ứng của cơ thể trẻ đối với thức ăn.
Nếu trẻ gặp tình trạng di ứng nặng hơn thì có thể có các dấu hiệu như ngứa khắp mình mẩy, nổi mẩn đỏ hoặc nốt đỏ lấm tấm hoặc ban đỏ lớn, mắt sưng đỏ, thậm chí chảy nước mắt.
Còn ở những trường hợp nặng hơn, dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn như tiêu chảy liên tục, khó thở, tím tái và có thể bị sốc phản vệ.
Đôi khi có những trẻ sẽ có biểu hiện dị ứng ở đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản hoặc khó thở dữ dội và dẫn đến tử vong.
Nếu gặp những tình trạng dị ứng nặng thì biện pháp kịp thời nhất là đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu trước khi chuyển bé đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để điều trị dị ứng thức ăn.
Khi có những dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ thì bố mẹ nên ghi nhớ những thức ăn khiến trẻ bị dị ứng để không cho trẻ ăn lần sau tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn