Đau lưng do thận yếu là tình trạng thương tổn mà rất nhiều đàn ông và phụ nữ thường xuyên gặp phải. Theo thống kê, tình trạng này có tới trên 85% người bệnh mắc phải, nhất là những người ở độ tuổi thành niên. Việc đau lưng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt. Vậy để tìm hiểu tình trạng đau lưng do thận yếu thì xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
- Hướng dẫn cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông
- Chứng rối loạn lo âu là gì và triệu chứng như thế nào?
- Bác sĩ tư vấn: Chứng rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Phân biệt đau lưng do thận yếu với các nguyên nhân gây đau lưng khác
Ngoài nguyên nhân gây đau lưng do thận yếu thì vẫn còn rất nhiều tác nhân khác gây ra tình trạng này. Do đó, để xác định cụ thể nguyên nhân của cơn đau thì cần xem xét rất nhiều yếu tớ như vị trí đau, mức độ đau, các triệu chứng kèm theo, ngoài ra phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chứng nhận để xem xét cặn kẽ nguyên nhân gốc rễ để được chữa trị sớm nhất, có thể tham khảo thoatvidiadem.net của nhà thuốc Đông Y Tâm Minh Đường nhiều năm uy tín để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị khỏi bệnh nhanh chóng bạn nhé. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Đau lưng do thận yếu
Trong cơ thể, thận có tác dụng loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể nên rất dễ khiến cơ quan này bị tổn thương do nhiễm trùng và các nguyên nhân khác nhau. Điều này làm cho các loại khoáng chất dư thừa trong cơ thể như canxi, oxalat, magie,… dư thừa bên trong cơ thể có thể tích tụ và gây ra sỏi thận.
Khi xuất hiện tình trạng đau lưng do thận yếu thì cơn đau hay xảy ra ở vị trí bên dưới khung xương sườn ở dọc hai bên cột sống và có thể lan ra háng, đùi, bụng,… Những cơn đau thường đến bất thình lình khi người bệnh thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều đồ dầu mỡ và có cường độ dữ dội.
Khi bị đau lưng do thận yếu, người bệnh thường có những đặc điểm như tiểu đêm nhiều, tiểu buốt,… Thường xuyên mất ngủ và sụt giảm cân một cách nhanh chóng.
Đau lưng do các nguyên nhân cơ học
Cơn đau lưng do các nguyên nhân ở cơ, xương, dây thần kinh tọa,… sẽ kéo dài âm ỉ không dứt. Sau đó, cơn đau sẽ lan xuống thận mông rồi kèo dài đến đầu gối và đến bàn chân. Không chỉ vậy, người bệnh còn phải chịu thêm những cơn đau cấp tính và tạo nên cảm giác nhói buốt.
Triệu chứng này thường chỉ xảy ra tại một vị trí nhất định mà thông thường là nơi mà cơ quan bị tổn thương.
Người bệnh bị đau lưng do nguyên nhân cơ học thường cảm thấy đau sau những chấn thương hoặc vận động mạnh, lao động quá sức,…
Đau lưng do thận và các bệnh lý liên quan
Với việc xác định được tình trạng đau lưng của bạn là do thận gây nên thì bạn tuyệt đối không được chủ quan vì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý về thận nguy hiểm dưới đây.
Suy thận
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận. Triệu chứng thường gặp ở bệnh suy thận là buồn nôn, chán ăn, đau lưng, phù nề tay chân, ngứa,…
Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm nên nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp.
- Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng.
- Bệnh tim mạch.
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
- Thiếu máu.
- Bất lực khi quan hệ tinh dục.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… hình thành nên những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể canxi. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.
Thông thường, sỏi thận có kích thước nhỏ nên có thể tống khứ ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… gây cọ xát dẫn tới tổn thương và làm cản trở đường dẫn nước, tăng áp lực cho thận dẫn đến các cơn đau. Mặc dù ở ống thận không có các dây thần kinh cảm giác đau nhưng ở các mô xung quanh lại có. Khi ống thận phồng ra, chèn ép lên các mô này, kích hoạt dây cảm giác đau truyền tín hiệu.
Không phải các cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra đều giống nhau. Nếu viên sỏi ở thận và nhỏ thì chỉ cảm thấy căng tức nhẹ vùng hông, thắt lưng. Trong trường hợp viên sỏi kích thước lớn, ngoài việc căng tức hông, thắt lưng thường xuyên, còn có cảm giác đau nhói mỗi khi làm việc nặng hoặc thay đổi tư thế.
Thận hư
Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra mỡ.
Một vài triệu chứng đặc trưng của suy thận như:
- Quá nhiều protein trong nước tiểu của bạn (protein niệu)
- Nồng độ protein trong máu thấp (hypoalbuminemia)
- Hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu cao
- Sưng ở chân, bàn chân, mắt cá chân hoặc bàn tay của bạn (phù)
Một số lưu ý dành cho bệnh nhân bị đau lưng do thận
Khi cảm thấy mình bị đau lưng do thận, tốt nhất bạn hãy đi thăm khám tại những trung tâm y tế uy tín hoặc các bệnh viện lớn để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một vài điều cơ bản sau đây để hạn chế cơn đau như:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, khi nằm ngủ cần nằm đúng tư thế, không được gối đầu cao để hạn chế việc xương cột sống phải chịu áp lực.
- Tránh mang vác đồ vật nặng,
- Tập luyện thể dục thể thao để tăng độ dẻo dai của cơ thể, các cơ, dây chằng,…
- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng phần lưng cũng là cách đơn giản
- Để ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ và các đồ uống có chất kích thích.
- Tránh ngồi xổm, ngồi lâu một tư thế.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
- Ngủ đủ giấc, tuyệt đối không được thức khuya;
- Đi vệ sinh, tiểu tiện ngay khi có nhu cầu. Từ bỏ thói quen nhịn tiểu;
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
Vừa rồi là bài viết phân tích về tình trạng đau lưng do thận yếu và một vài lời khuyên từ chuyên gia. Mong rằng, quý độc giả có thể tham khảo thêm thoatvidiadem.net từ nhà thuốc Đông Y Tâm Minh Đường để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để từ đó biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt hơn. Kính chúc bạn mong chóng phục hồi và mãi hạnh phúc bên gia đình. Xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn