Bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao đặc biệt đối với người cao tuổi. Theo thống kê từ những cơ sở Y tế, số bệnh nhân nhập viện do bệnh đột quỵ tăng khi thời tiết thay đổi. Chính vì vậy việc nhận biết triệu chứng và cách sơ cứu bệnh nhân kịp thời sẽ không gây nguy hiểm.
- 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ không thể bỏ qua
- Điểm mặt những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ cực nguy hiểm
- 8 cách phòng ngừa bệnh đột quỵ đơn giản mà cực hiệu quả
Số bệnh nhân bị đột quỵ tăng cao vào những dịp cuối năm
Bệnh đột quỵ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não có khả năng gây tử vong cao cho mọi người. Hiện nay, tại Việt Nam bệnh đột quỵ có khuynh hướng ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Căn bệnh này để lại nhiều di chứng và chi phí điều trị tốn kém và hiệu quả thường không mấy khả quan. Có đến khoảng 70% số bệnh nhân sau đột quỵ bị tình trạng sống thực vật.
Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân nhập viện trong những ngày giáp Tết tăng khoảng 15% so với những ngày thường. Số bệnh nhân nhập viện bên cạnh đối tượng người cao tuổi còn có cả người trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, do khoảng thời gian cuối năm là thời điểm khí hậu có sự chuyển biến về nhiệt độ, người bệnh chủ quan không giữ ấm cho cơ thể, việc thay đổi nhiệt độ từ trong nhà ra bên ngoài khiến các mạch máu bị co lại khi gặp rét đột ngột là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Bên cạnh đó đối với người cao tuổi, do lưu lượng máu qua não giảm nên các chức năng cũng bị suy giảm theo thường khó thích nghi với những thay đổi đột ngột của thời tiết khiến xảy ra bệnh đột quỵ ở người già.
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ trong thời điểm này là cuối năm cùng với cường độ làm việc áp lực, liên hoan, tiệc tùng, ăn uống không có sự kiểm soát, tất cả những thói quen sinh hoạt bị đảo lộn khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến, mỡ máu tăng gây nên tình trạng tắc mạch máu, máu lên não bị ứ đọng.
Cách phòng tránh bệnh ngay trong những ngày Tết
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống và vận động thường xuyên là những vấn đề không được chủ quan trong những dịp Tết. Đây là thời điểm lượng thực phẩm đưa vào cơ thể thường không có sự kiểm soát chặt chẽ, nhiều đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ như bánh chưng, lạp xưởng, thịt mỡ…Bên cạnh đó hạn chế những cuộc tiệc tùng, nhậu nhẹt vì các chất kích thích là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đột quỵ.
Khi thấy người bệnh có những triệu chứng của bệnh đột quỵ như đột ngột yếu, tê liệt một bên tay chân, khó nói và có những hành động không kiểm soát, mất thị lực, rối loạn ý thức, mất thăng bằng, chóng mặt…cần phải nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa đến cơ sở Y tế gần nhất.
Trong thời gian chờ cấp cứu, cần tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân nằm tư thế cao đầu, nới lỏng quần áo. Nếu bệnh nhân nôn thì cần phải cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh tình trạng sặc, nếu có tình trạng co giật thì đặt một chiếc thìa cuốn vải đặt ngang miệng tránh cắn vào lưỡi. Tuyệt đối không được đưa bất kỳ thứ gì vào miệng bệnh nhân để tránh việc ngừng hô hấp.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa đông năm nay sẽ rét muộn, có sự thay đổi đột ngột trong việc chuyển biến thời tiết giữa nóng sang lạnh và có những đợt rét đậm rét hại. Vì vậy mọi người cần giữ ấm cho cơ thể tránh bị nhiễm lạnh trong khi đi du xuân, chúc Tết.
Trong dịp Tết người bệnh cũng cần phải thực hiện khám và xét nghiệm y tế định kỳ để kiểm soát được lượng đường, mỡ trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn, tăng mỡ máu và dẫn đến đột quỵ.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn