Đề phòng nguy cơ bùng bệnh xuất huyết tại Hà Nội

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết thay đổi đầu đông có thể làm bùng phát bệnh sốt xuất huyết trên phạm vi cả nước. Theo các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, mỗi ngày đều tiếp nhận lượt bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mới, trong đó tỷ lệ lớn là trẻ em.

Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết

Cảnh báo khi tự ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

Ghi nhận tại hai bệnh viện lớn ở Hà Nội cho thấy, sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở trẻ 2 tuổi trở lên. Các trường hợp nhẹ chưa nguy hiểm, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt paracetamol và oresol bù nước, chỉ những trường hợp nặng có dấu hiệu hạ tiểu cầu mới cần ở viện điều trị.

Chúng ta thường nghĩ sốt xuất huyết là bệnh nhỏ và có thể tự điều trị. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, tự ý sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ khiến bệnh dễ chuyển biến nặng, có thể bị sốc sốt xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng con người.

Đối tượng lưu ý của sốt xuất huyết

Cần đề phòng nguy cơ bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở các đối tượng sau: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc các bệnh lý mãn tính như tim, gan, phổi… Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn khuyến cáo nguy cơ mắc bệnh ở người bị béo phì. Những đối tượng này do sức đề kháng yếu, cơ địa không khỏe mạnh khiến nguy cơ biến biến nặng xảy ra cao.

Muỗi - nguyên nhân chính của bệnh sốt xuất huyết
Muỗi – nguyên nhân chính của bệnh sốt xuất huyết

Trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, cần chú ý đến các dấu hiệu chuyển bệnh nặng của bệnh như:

  • Đau bụng, đặc biệt vùng gan hạ sườn phải.
  • Nôn trớ nhiều, người mệt mỏi.
  • Chảy máu niêm mạc, mũi, răng, đi ngoài ra máu…
  • Người bệnh dễ bị kích thích, vật vã.

Để phòng ngừa các diễn biến xấu, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cảnh giác với sốt kéo dài trên 2 ngày

Trước nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết hiện nay, bất kì ai cũng có nguy cơ lây bệnh. Để xác định có nhiễm bệnh hay không, người bệnh cần cảnh giác với những cơn sốt kéo dài trên 2 ngày là lập tức đi khám tại trung tâm y tế. Bác sĩ cho biết, ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sốt xuất huyết không mang triệu chứng gì khác sốt virus thông thường. Do vậy người bệnh thường không nhận biết được bệnh .

Đề phòng bệnh sốt xuất hiện
Đề phòng bệnh sốt xuất huyết

Để biết được chính xác bệnh sốt xuất huyết, ngoài dấu hiệu sốt, cần chú ý đến những biểu hiện như:

  • Da của người bệnh xung huyết nặng nề hơn so với người khỏe mạnh. Có thể nhận biết điều này bằng cách quan sát các quầng đỏ khi ấn ngón tay xuống da.
  • Dấu hiệu thắt dương tính, nhận biết bằng việc đo huyết áp.

Trong các trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol và bổ sung oresol tại nhà trong hai ngày đầu tiên, nếu sang ngày thứ 3 mà các dấu hiệu không giảm thì nên đưa bệnh viện đến bệnh viện để bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị sốt xuất huyết rất phức tạp. Để phòng tránh bệnh sốt xuất hiện, cách đơn giản nhất là diệt muỗi, dùng kem chống muỗi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống đảm bảo…sẽ giúp cơ thể bạn được bảo vệ.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới