Tết là khoảng thời gian nhịp sống của các gia đình thay đổi liên tục cộng thêm thời tiết thay đổi liên tục khiến trẻ có nguy cơ mắc những chứng bệnh thông thường này.
- Điểm danh những việc mẹ bầu không nên thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Bị sởi khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
- Những loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
Điểm danh những bệnh lý trẻ dễ mắc phải sau Tết
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tết là thời điểm trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình, trẻ được gia đình cho đi du xuân, đi chơi Tết, chính điều này khiến trẻ ăn nhiều đồ ăn và không ngủ đúng giờ giấc như thường lệ. Cộng thêm hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện khiến các bé dễ mắc những căn bệnh thông thường trong thời điểm trước, trong và sau thời điểm này.
Điểm danh những bệnh lý trẻ dễ mắc phải sau Tết
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết sau Tết, trẻ thường gặp những căn bệnh phổ biến dưới đây:
- Bệnh đường tiêu hóa
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, giai đoạn trước và trong những ngày Tết trẻ được ăn uống có phần thoải mái nên có nguy cơ dễ bị tiêu chảy, bên cạnh đó, việc trẻ tiếp xúc với nguồn thực phẩm lạ, không rửa tay trước khi ăn là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiêu chảy tăng cao hơn so với những ngày bình thường. Để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy cha mẹ nên tăng cường cho trẻ uống nước nhiều, bú đầy đủ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một số loại thuốc tại nhà như smecta, hidrasec.
Đối với những trẻ tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu khác như mắt trũng, đi tiểu ít kèm hiện tượng nôn ói, môi khô, li bì, tay chân lạnh….cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán kịp thời.
- Cảm, ho, sổ mũi
Giờ giấc sinh hoạt ngày Tết ít nhiều có sự thay đổi khiến trẻ mắc các triệu chứng cảm, ho, sổ mũi thông thường. Khi trẻ tiếp xúc với người bị cảm hoặc hít phải dịch tiết chứa virus trẻ càng gia tăng nguy cơ mắc cảm, ho, sổ mũi. Để phòng ngừa , ho, sổ mũi cho trẻ cha mẹ nên thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, cha mẹ cũng nên giữ ấm cơ thể trẻ, bôi dầu vào lòng bàn chân trẻ để tránh nguy cơ nhiễm lạnh. Đối với những trẻ thường xuyên chảy nước mũi, mẹ nên kiểm tra xem có cần hút mũi hay không, nếu cần hút, nên nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý sau đó mẹ xúc miệng, tiến hành hút mũi cho trẻ. Sau khi hoàn thành xong các bước hút mũi, các Dược sĩ Đại học khuyến cáo mẹ nên nhỏ lại một giọt nước muối sinh lý cho bé. Kết hợp cho trẻ uống thuốc ho thảo dược để giảm các cơn ho.
Trẻ thường xuyên bị rối loạn đường tiêu hóa
- Lở miệng
Ăn quá nhiều bánh kẹo khiến trẻ dễ bị lở (loét) miệng và gia tăng nguy cơ sâu răng, cha mẹ nên cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh giúp làm mát cơ thể khắc phục tình trạng này. Sau kỳ nghỉ Tết, cha mẹ nên rèn lại thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa để tăng cường sức khỏe và ổn định đồng hồ sinh học.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bậc phụ huynh đã biết cách chăm sóc trẻ và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ dịp sau Tết nguyên đán.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn