Điểm mặt những nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh hở van tim hai lá là tình trạng van tim đóng không kín, khi tim co bóp để đẩy máu đi sẽ có một lượng máu chạy ngược lại trong buồng tim gây ứ máu ở tim làm tim phải làm việc nhiều hơn và không theo chu kì bình thường, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Để có cách điều trị tối ưu, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá.

Nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá

Bệnh hở van tim hai lá là bệnh chuyên khoa có nhiều mức độ khác nhau, các chuyên gia Y tế Việt Nam chia bệnh thành 4 mức độ dựa vào tỉ lệ hở của van hai lá. Cấp độ nhẹ với tỷ lệ hở là 20%, cấp độ trung bình với tỷ lê hở từ 21-40%, cấp độ nặng với tỷ lệ hở lớn hơn 40% và cấp độ hở van tim rất nặng.

nguyen-nhan-bi-benh-van-hai-la
Hở van hai lá có thể dẫn đến suy tim sung huyết

Van tim hai lá là một cấu trúc sợi của màng trong tim, nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van tim hai lá bao gồm vòng van, lá van, dây chằng và các cột cơ. Hở van tim hai lá có thể xảy ra khi cấu trúc van tim thay đổi bất thường, khi có sự đảo ngược dòng máu từ tâm thất trái đến tâm nhĩ trái, bệnh có thể dẫn đến suy tim sung huyết rất nguy hiểm.

Hở van tim hai lá có thể xảy ra khi bệnh nhân có bệnh lý thấp tim, tiền sử sa van tim hai lá, hẹp van tim hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hóa nhầy làm di động quá mức lá van, xẻ van hai lá, bệnh cơ tim phì đại, giãn vòng van tim, bệnh nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng Marfan hay hội chứng Hurler… là những nguyên nhân gây ra hở van tim hai lá.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá. Có thể do bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý ở các bộ phận của van tim như sau:

  • Do bệnh lý lá van

Thứ nhất, bệnh nhân có bệnh lý thấp tim lá van bị co rút , xơ hoá, dầy và vôi hoặc do thoái hoá nhầy làm di động quá mức lá van, bệnh cơ tim phì đại tức là van hai lá di động ra trước trong kỳ tâm thu. Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh việm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây thủng lá van, co rút lá van khi lành bệnh hoặc bệnh nứt, xẻ van hai lá đơn thuần hoặc phối hợp. Khi bệnh nhân sở hữu van hai lá có thể là nguyên nhân hở van tim hai lá

  • Do bệnh lý vòng van

Bệnh giãn vòng van do giãn buồng thất trái trong bệnh cơ tim giãn, tăng huyết áp lâu ngày, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Hiện tượng vôi hóa vòng van cũng gây hở van hai lá. Đặc biệt do thoái hóa ở người già do tăng huyết áp, suy thận, đái đường, do thấp tim, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler.

nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-benh-ho-van-hai-la
Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về lá van, vòng van, dây chằng và cột cơ có nguy cơ hở bị van hai lá cao
  •  Do bệnh lý dây chằng

Việc thoái hóa nhầy gây đứt dây chằng hoặc di chứng thấp tim làm dày, dính, vôi hóa dây chằng gây hở van tim hai lá.

  • Do bệnh lý cột cơ

Một nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá nữa là hiện tượng nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú, gây hở van tim hai lá cấp, đây là biểu hiện lâm sàng bằng triệu chứng suy tim nặng, có thể shock tim, việc thiếu máu cơ tim, thâm nhiễm cơ tim amyloid, sarcoid  hoặc rối loạn hoạt động cơ nhú. Bệnh hở van hai lá cũng có thể do bẩm sinh khi van tim hai lá dị dạng hoặc có hình dù.

Cơ chế bệnh sinh

Vì thêm một lượng máu do hở van tim hai lá từ nhĩ trái đổ về, gây tăng thể tích cuối tâm trương thất trái, tăng độ dài sợi cơ và tăng co bóp cơ tim, hậu quả là tăng áp lực đổ đầy thất trái và gây ứ huyết ở phổi. Việc máu thoát về nhĩ trái càng làm thất trái bóp khỏe, tăng động lâu dần bệnh nhân sẽ tiến triển thành hở van tim hai lá mãn tính.

Cách phòng ngừa bệnh hở van tim hai lá

Đối với bệnh nhân bị hở van tim hai lá nhẹ có thể sẽ không có triệu chứng hay nguy hiểm gì. Đừng chủ quan vì bệnh hở van tim hai lá có thể tiến triển nặng dần. Để phòng ngừa bệnh hở van tim hai lá cũng như hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm đối với người bệnh, bạn cần tập thói quen sinh hoạt điều độ, đi ngủ đúng giờ đủ giấc, hạn chế các chất kích thích, không làm việc gắng sức, luyện tập thể dục nhẹ nhàng và phải đi khám định kỳ 6 tháng một lần.

cach-phong-ngua-benh-ho-van-hai-la
Cần đi khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm

Chế độ ăn ưu tiên, nhiều hoa quả, rau xanh, tránh ăn quá nhiều muối, các chất béo động vật vừa gây béo vừa gây xơ vữa vành tim, đồ rán, nóng. Nếu có biểu hiện gì đặc biệt như khó thở, hay mệt mỏi hơn bình thường, đau và  tức ngực, đánh trống ngực cần báo ngay với bác sĩ.

Bệnh hở van tim hai lá cần được phát hiện sớm và theo dõi thường xuyên diễn tiến của bệnh để thầy thuốc tư vấn điều trị kịp thời.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới