Theo thống kê có đến 40% trẻ ẹm bị dị ứng thức ăn, vậy khi bị dị ứng thức ăn phải điều trị như thế nào?
- Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản
- Trẻ bị chàm sữa thì mẹ cần kiêng những thực phẩm gì?
- Dấu hiệu nhận biết nấm độc và biện pháp xử trí khi bị ngộ độc nấm
Điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ như thế nào?
Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên tắc điều trị dị ứng thức ăn là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Đôi khi phải thay đổi thói quen ăn uống và phải cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.
Điều trị dị ứng thức ăn cho trẻ như thế nào?
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, phụ huynh nên dùng các thực phẩm ít gây dị ứng như gạo và các loại củ, không cho trẻ ăn các loại thức ăn chế biến công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện của dị ứng thức ăn, cần ngưng cho trẻ ăn các loại thực phẩm nghi dị ứng để theo dõi các triệu chứng của bệnh có giảm hay không. Khi đã xác định chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng, cần ngưng ăn thực phẩm này cũng như các chế phẩm của nó.
Trường hợp bị dị ứng nhẹ có thể tự điều chỉnh mà không cần sử dụng đến thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, với những người có tiền sử dị ứng, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm và xem kỹ thành phẩm thực phẩm các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời. Một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, có thể đến các khoa Dị ứng – miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám và kiểm tra các dị nguyên.
Nếu phụ huynh biết trẻ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cần loại chúng ra khỏi thực đơn của trẻ, không nên chế biến hay đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có chính các thức ăn mà trẻ bị dị ứng.
Dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả.Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50 – 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.
Cần tránh các thực phẩm gây dị ứng
Một số trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này, tuy nhiên tốt nhất vẫn là loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này.
Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của chế độ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết .
Việc sử dụng thuốc chống dị ứng phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.