Đổi mới đào tạo Y tế nước nhà để nâng cao chất lượng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Làm thế nào để vừa đảm bảo số lượng lại vừa đáp ứng đủ nhân lực y tế  – vừa đáp ứng chất lượng ngành y tế tăng lên trong quá trình đào tạo đang câu hỏi đang chờ Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT trả lời.

truong-cao-dang-y-duoc-pasteur-chat-luong-la-so-1
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chất lượng đào tạo là số 1

Thay đổi từ những vướng mắc cơ bản.

Trao đổi để làm rõ hướng đi mới trong việc đào tạo trình đội Đại học, cũng như Cao đẳng và Trung cấp Y khoa để đáp ứng đội ngũ nhân lực ngành Y tế. Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế cho rằng phải cần duy trì cơ chế hậu kiểm tra. Tức là vấn đề sau khi đào tạo, học viên sinh viên sau khi ra trường có tiếp cận được cơ hội việc làm không? Và học viên làm được gì sau khi ra trường. Hiên nay nhiều trường đào tạo kể cả trình độ Đại học nhưng ra trường vẫn đi công tác tại những trạm y tế cơ sở…trong khi đó mất công đào tạo 7 -8 năm.

Theo Ông Lợi thì vấn đề trước mắt theo ông Lợi phải làm ngay đó là Bộ y tế phải điều chỉnh một số văn bản về quy định đào tạo cũng như bổ sung các tiêu chuẩn và tiêu chí về việc mở ngành đào tạo riêng đối với từng nhóm ngành sức khỏe. Như thế sẽ kiểm soát được chỉ tiêu giáo dục tuyển sinh cho chất lượng đội ngũ ngành Y tế.

Hơn nữa phải nghiên cứu đề xuất Chính phủ những quy định về đào tạo nhân lực Bộ Y tế, thay đổi cơ chế và xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên nhu cầu nhân lực của cả hệ thống y tế và năng lực của các cơ sở đào tạo ra đội ngũ y tế.

Đây là những kiến nghị về phía Bộ Y tế trong trao đổi về thay đổi đào tạo cán bộ ngành Y vừa diễn ra cuối năm 2016. Theo đó  trước hết về việc mở ngành tuyển sinh nhân lực y tế cần đảm bảo những tương quan chung và cần bổ sung một số các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng nhóm ngành đào tạo thuộc khối sức khỏe , việc đào tạo phải có sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo y tế và cần duy trì cơ chế kiểm tra trong quá trình và sau quá trình đào tạo.

Tiến hành công khai năng lực của từng trường đào tạo, bên cạnh đó cần xác định các ngưỡng tuyển sinh của từng trường để đảm bảo chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực y tế nước nhà.

Chất lượng đào tạo cao mà học phí thấp
Chất lượng đào tạo cao mà học phí thấp

Hợp tác với các Bộ để đào tạo đội ngũ chất lượng y tế tốt hơn

Trong hội nghị, các đại biểu cũng nêu ra những khó khăn trong đào tạo Y tế hiện nay ở các cấp học bậc học. Riêng đối với trình độ Đại học vẫn thuộc sự chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Y tế và Bộ GD, hệ Trung cấp và Cao đẳng còn khó khăn hơn khi còn thuộc cả cơ quan chủ quản.

Việc đào tạo đội ngũ Y tế hiện nay được chia ra làm 2 Bộ quản lý là Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH (do mới đây Bộ giáo dục đã giao Vụ giáo dục nghề nghiệp quản lý các trường nghề bao gồm Cao đẳng và Trung cấp cho Bộ LĐTB&XH).

Vế phía Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đang tham khảo các ý kiến đề xuất của Bộ Y tế về  điều kiện giảng dạy, trang thiết bị đào tạo và cơ sở thực hành đối với các ngành y tế đặc thù để Bộ này lên kế hoạch công tác hậu kiểm đối với các trường đào tạo có nhóm ngành đào tạo Y tế. Sau đó Bộ giáo dục sẽ trình Thủ tướng xem xét và có điều chỉnh theo đề xuất của ngành Y. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học của Bộ GD&ĐT cho biết.

Hơn nữa bà Phụng cũng cho biết Bộ GD&ĐT ủng hộ ngành Y tế về chủ chương tổ chức thi chứng chỉ hành nghề quốc gia đối với ngành Y ngoài mục đích nâng cao chất lượng thì việc này còn đảm bảo các chuẩn hóa trong giáo dục hội nhập hiện nay. Một kì thi độc lập với các cơ sở đào tạo để đảm bảo với xã hội về chất lượng đội ngũ y tế và khả năng làm việc của các cán bộ Y tế vừa mới tốt nghiệp. Qua đó sẽ góp phần năng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ y tế nhóm ngành sức khỏe.

Đổi mới công tác đào tạo nhân lực y tế của Việt Nam là một quá trình lâu dài, cần sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý và đồng thuận, tham gia tích cực của cả hệ thống đào tạo. Mục tiêu cao nhất của đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23-2-2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Tuy nhiên, việc thể chế hóa quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị vẫn còn hạn chế, các quy định hiện nay chưa thể hiện được tính “đặc biệt” trong đào tạo nhân lực y tế.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới