Trong thời gian thai kỳ, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và đặc biệt là vitamin, khoáng chất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung vitamin cho mẹ bầu theo từng giai đoạn là vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung vitamin an toàn cho thai nhi
Dưới đây một bài viết có thể mẹ bầu tham khảo để chọn được sản phẩm tốt nhất cho bản thân mình, được chia sẻ và biên tập bởi Cử nhân Y khoa Trần Hương Ly!
Mẹ bầu cần bổ sung các loại vitamin nào?
Thứ nhất là axit folic: Axit folic rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé, giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh của thai nhi. Bổ sung trước khi thả bầu cho đến 3 tháng đầu thai kỳ. Hàm lượng axit folic cơ bản cho mẹ bầu nên bổ sung là 400mg/ngày và hàm lượng axit folic có thể thay đổi tùy vào cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng phụ nữ nên bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ. Lý do là vì ống thần kinh của thai nhi, nơi phát triển thành não và tủy sống, bắt đầu hình thành rất sớm trong thai kỳ, thường là vào tuần thứ 3-4 sau khi thụ thai. Bổ sung axit folic trong giai đoạn này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai: 400 mcg mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai khoảng 600 mcg mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh có thể cần bổ sung liều cao hơn, thường là 4000 mcg mỗi ngày, theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc bổ sung qua viên uống, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung axit folic qua thực phẩm như:
- Rau xanh lá như cải bó xôi, bông cải xanh.
- Trái cây như cam, bưởi, dâu tây.
- Các loại đậu, hạt.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bổ sung bất kỳ loại vitamin nào, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.
Thứ hai là sắt: Hàm lượng sắt tiêu chuẩn mẹ bầu nên bổ sung 300mg/ngày, hàm lượng sắt có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của mẹ bầu. Thiếu máu thai kỳ làm tăng khả năng mẹ bầu mắc tiền sản giật. Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu chứng tiền sản giật, uống cả thai kỳ trước và sua khi ăn 30 phút ( 1 viên/lần ).
Canxi đóng vai trò hình thành nên xương, răng của thai nhi. Nên bổ sung từ sau khoảng 12 tuần của thai kỳ, không nên bổ sung canxi quá sớm. Hàm lượng canxi tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai rơi vào khoảng 900 – 1000mg/ngày, có thể dao động khoảng 1100-1200mg/ngày. Nên uống sau bữa ăn sáng, uống nhiều nước và không nên uống canxi vào buổi chiều tối vì lúc này lượng nước trong cơ thể chúng ta bổ sung sẽ không đủ, làm tăng nguy cơ lắng đọng canxi tại thận. Thời điểm bổ sung canxi đúng nhất các mẹ cần lưu ý đó là bổ sung sắt và các vitamin chứa sắt thì uống vào buổi trưa bởi sắt và canxi là 2 thành phần đối nghịch nhau trong quá trình hấp thu của cơ thể.
Một số nguồn cần bổ sung trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu
Hiện nay các mẹ bổ sung canxi vào cơ thể bằng 2 nguồn chính
- Thực phẩm, chế độ ăn hằng ngày: Chế độ ăn các mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi như hải sản, uống thêm sữa, ăn thêm phô mai các thực phẩm từ bơ sữa sẽ giàu canxi.
- Thực phẩm chức năng và các thuốc bổ sung canxi: Đối với các thực phẩm chức năng bổ sung canxi hiện nay được chia thành 2 loại chính như canxi vô cơ và canxi hữu cơ. Đối với cơ thể người nói chung dòng canxi hữu cơ sẽ dễ hấp thụ hơn so với dòng canxi vô cơ.
Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ: DHA giúp hỗ trợ trong quá trình phát triển não bộ và thị lực của thai nhi, mẹ bầu bổ sung từ tuần thứ 12 và hàm lượng tiêu chuẩn là 400mg/ngày (uống vào buổi tối ). Đối với mẹ bầu mang thai có tình trạng rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì hàm lượng DHA cần phải cao hơn so với bình thường. DHA còn giúp bảo vệ tim mạch và hỗ trợ sự phát triển của não, mắt cho thai nhi, nên bổ sung vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ (1 viên vào buổi tối ).
Nhóm cam, quýt bưởi quả rất giàu Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch phát triển não bộ và xương cho thai nhi. Ổi giàu vitamin A và vitamin C, sắt và kẽm giúp thai nhi phát triển toàn diện. Việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào của thai nhi. Chuối rất giàu kali, vitamin B6 và vitamin C giúp hình thành hệ thần kinh và phát triển cơ bắp cho thai nhi. Táo chứa nhiều chất xơ vitamin A và vitamin C giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ hệ não bộ của thai nhi.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn