Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi mạnh về cả tâm lý và thể chất, nếu quá căng thẳng họ sẽ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Làm việc căng thẳng khi mang thai gây ảnh hưởng đến bé
Nhiều phụ nữ vẫn tích cực làm việc trong suốt thời gian mang thai, họ cho rằng nếu cơ thể khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể làm việc như bình thường, thậm chí không cần giành quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên giảm hoặc nghỉ việc để có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc tốt cho đứa con sắp chào đời.
Mẹ làm việc căng thẳng khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào tới em bé?
Một số vấn đề có thể mắc phải khi mẹ làm việc quá căng thẳng trong thai kỳ như sau:
Sảy thai, sinh non
Làm việc quá căng thẳng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của mẹ, đồng thời do tác động của công việc mà dẫn tới tử cung co bóp gây sảy thai hoặc sinh non, nhất là đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu.
Thai nhi suy dinh dưỡng và mắc các dị tật
Tâm lý người mẹ ảnh hưởng đến quá trình truyền oxy và chất dinh dưỡng tới thai nhi. Nếu gặp phải stress thường xuyên do công việc, thì quá trình này sẽ giảm đi dẫn tới tình trạng em bé sinh ra bi suy dinh dưỡng và có thể mắc các dị tật bẩm sinh như: điếc, câm, bệnh tim, hô hấp…
Ảnh hưởng đến sự thông minh của em bé
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra bởi mẹ làm việc nhiều căng thẳng sẽ có khả năng tập trung , chú ý kém hơn so với trẻ được sinh ra bởi các mẹ bình thường. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, các chất dinh dưỡng và oxy không được truyền nhiều đến thai nhi, khiến các cơ quan của thai phát triển chậm trong đó có não, vùng hồi hải mã trên não em bé bị nhỏ đi làm khả năng tập trung và chú ý của các em giảm theo.
Nguy cơ rối loạn tâm lý ở trẻ
Tâm lý căng thẳng, stress ở mẹ sẽ tác động xấu tới thai nhi, sinh ra các bé có nguy cơ bị rối loạn hành vi, đồng thời nếu tình trạng căng thẳng của mẹ không được điều trị sớm rất dễ gây ức chế, tức giận khiến mẹ chán ghét việc mang thai và ghét chính đứa con của mình.
Tác động đến hành vi và tính cách của trẻ
Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học liên tục đưa ra kết luận về việc tâm lý người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách trẻ sau khi sinh ra. Theo đó, nếu mẹ thường xuyên căng thẳng dẫn tới bực bội, cáu gắt thì em bé cũng khó kiềm chế cảm xúc và hành vi, luôn nổi giận, cáu kỉnh.
Trẻ có nguy cơ bị tự kỷ và tăng động
Khi mang thai, nếu người mẹ liên tục bị trong trạng thái lo lắng, buồn hay mệt mỏi do áp lực từ công việc và cuộc sống thì sẽ tác động vào tuyến nội tiết của con, khiến chức năng của hệ thống này bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số hormone của trẻ, từ đó sinh ra trẻ dễ bị mắc tự kỷ.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, khi mẹ quá căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ tăng cao, các chất này sẽ qua nhau thai truyền tới thai nhi, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh ở trẻ, dẫn tới bị tăng động quá mức.
Ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ
Ít ai biết rằng, tâm lý người mẹ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ngôn ngữ của trẻ, nếu trong quá trình mang thai mẹ bị áp lực và căng thẳng dẫn tới trầm cảm thì khi sinh ra trẻ thường chậm nói, nguyên nhân có thể do tâm lý không tốt nên mẹ không quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho thai nhi.
Khả năng gây biến đổi giới tính ở trẻ thành đồng tính
Sự căng thẳng của mẹ dẫn tới sản sinh ra hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giới tính của thai nhi, đồng thời có thể làm thay đổi giới tính. Trẻ sinh ra có khả năng thành đồng tính rất cao.
Có thể thấy, nếu phụ nữ làm việc quá căng thẳng khi mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý từ khi biết mình mang thai, nếu có thể nên giảm lượng công việc và nghỉ việc hẳn để có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi, tránh những rủi ro có thể sảy ra.
Nguồn ytevietnam.edu.vn