Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên YHCT điều trị như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh thường gặp đặc biệt khi thời tiết mưa lạnh. Một số trường hợp khỏi, còn một số trường hợp để lại di chúng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đặc biệt là nữ giới… Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có bệnh danh trong YHCT là “Khẩu nhãn oa tà“.

Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên điều trị như thế nào?

Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên điều trị như thế nào?

Theo Bác sĩ Chử Lương Huân – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: liệt dây thần kinh VII ngoại biên nằm trong chứng trúng phong kinh lạc của YHCT. Trên lâm sàng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân hay gặp là:

+ Nguyên nhân do lạnh ( phong hàn ở kinh lạc).

+ Nguyên nhân do viêm nhiễm ( phong nhiệt ở kinh lạc).

+ Nguyên nhân do chấn thương (ứ huyết ở kinh lạc).

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên nhân do lạnh

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân là do hàn tà gây trúng phong ở kinh lạc.

– Triệu chứng:

Tại chỗ: Sau khi gặp thời tiết mưa lạnh, người bệnh đột ngột xuất hiện các triệu chứng như: mắt nhắm không kín, méo miệng, khó thổi lửa, không huýt sáo được, khi ăn uống nước bị trào ra bên liệt, khi ăn cơm đọng lại ở má bên liệt, khó khăn khi nhai, nhân trung lệch về bên lành, mờ hoặc mất nếp nhăn trán và rãnh mũi má bên liệt.

Toàn thân: Sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện bình thường hoặc trong dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

– Pháp điều trị: Khu phong tán hàn, ôn thông kinh lạc.

– Phương thuốc điều trị: Đại tần giao thang gia giảm:

       Khương hoạt 08g Bạch thược 08g
          Độc hoạt 08g Xuyên khung 08g
          Tần giao 08g Đảng sâm 12g
          Bạch chỉ 08g Bạch linh 08g
          Cam thảo 06g Ngưu tất 12g
          Bạch truật 12g Thục địa 12g
          Đương qui 08g Hoàng cầm 08g

Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần.

– Châm cứu: Cứu, ôn châm, ôn điện châm các huyệt sau:

Tại chỗ: Toản trúc, Tình minh, Đồng từ liêu, Dương bạch, Ế phong, Thừa khấp Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Thừa tương,..

Toàn thân: Hợp các bên đối diện.

Châm cứu điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên nhân do nhiễm trùng

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân là do nhiệt tà gây trúng phong ở kinh lạc.

– Triệu chứng:

Tại chỗ: Giống thể phong hàn.

Toàn thân: Sợ gió, sốt cao, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

– Pháp điều trị: Khi bệnh nhân còn sốt: Sơ phong thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết.

    Khi bệnh nhân hết sốt: Sơ phong bổ huyết, thông kinh lạc.

– Phương thuốc điều trị : Bài thuốc nghiệm phương:

Kim ngân hoa 16g Xuyên khung 12g
Bồ công anh 16g Đan sâm 12g
Thổ phục linh 12g Ngưu tất 12g
Ké đầu ngựa 12g Trần bì 08

Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần.

– Châm cứu: Châm tả các huyệt.

Tại chỗ: Như trên

Toàn thân: Nội đình, Khúc trì bên liệt và Hợp cốc bên phía đối diện.

Châm cứu điều trị liệt dây thần kinh số 7

Châm cứu điều trị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên nhân do sang chấn

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo Y học cổ truyền nguyên nhân là do ứ huyết ở kinh lạc.

– Triệu chứng: Tại chỗ: như thế trên.

– Nguyên nhân thường do chấn thương như: Sau ngã, sau phẫu thuật vùng tại, vùng

xương chẩm, nhổ răng.

– Pháp điều trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, hành khí.

– Phương thuốc điều trị: Tứ vật đào hồng gia giảm:

Xuyên khung 12g Bạch thược 12g
Thục địa 12g Đương qui 12g
Hồng hoa 08g Đào nhân 10g
Hương phụ 06g Đan sâm 12g
Trần bì 06g Chỉ xác 06g

Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần.

– Châm cứu: Châm tả các huyệt:

Tại chỗ: Như trên.

Toàn thân: Hợp các bên đối diện, Huyết hải, Túc tam lý hai bên.

Những điểm cần lưu ý

– Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là một bệnh khá là phổ biến ở nước ta, việc chẩn đoán xác định bệnh không khó. Nhưng các y bác sĩ cần phải khám kĩ lưỡng để phân biệt được là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đơn độc hay phối hợp (hội chứng giao bên) và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị.

– Ngày nay các phương pháp điều trị kết hợp YHHĐ với Y học cổ truyền đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân.

– YHCT đặc biệt là châm cứu cho hiệu quả điều trị tốt khi nguyên nhân gây bệnh do lạnh hoặc huyết ứ. Các bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên nhân nhiễm trùng phục hồi chậm hơn.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới