Chị Thanh ở Hà Nội có chia sẻ như sau: Con tôi đã được 1 tuổi, nhưng khi cho cháu ăm dặm với cháo thì cháu không chịu ăn, cháu thường xuyên ngậm ở trong miệng mà không nuốt, nhưng lại thích đòi ăn các loại rau và cơm của bố mẹ. Tôi không biết làm gì để cháu ăn cháo, vì sợ cháu ăn những thức ăn như của bố mẹ sẽ bị hư dạ dày.
- Các món cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn mà mẹ có thể tự nấu
- Món ngon dành cho trẻ biếng ăn, bạn không thể bỏ qua
- Trẻ 1 tuổi biếng ăn là do nguyên nhân gì?
Đây là một trong những tình trạng phổ biến mà bạn không thể không kể đến trong quá trình nuôi con, khiến bé lười ăn chậm lớn. Đồng thời, các mẹ không biết bé lười ăn phải làm sao?
Nguyên nhân khiến bé lười ăn cháo
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng dựa trên những nghiên cứu khoa học rằng mẹ nên cho bé ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trê phát triển trí não và thể chất. Nhưng nếu bé không muốn ăn thì có nguyên nhân gì?
Thường thì bé lười ăn cháo là do thói quen, có thể là chuyển từ uống sữa, ăn bột sang ăn cháo sẽ khiến bé không quen, dẫn đến tình trạng chán ăn cháo hoặc có thể bé không có thói quen ăn bằng thìa. Nếu là nguyên nhân này thì các mẹ có thể thay đổi thói quen cho con.
Bé cũng có thể lười ăn cháo do ngán loại cháo mà mẹ nấu. Bởi vậy, để nấu cho bé dù là món gì thì mẹ cũng phải thay đổi đa dạng thực đơn dinh dưỡng cũng như cách chế biến món ăn để kích thích bé thèm ăn.
Hoặc một nguyên nhân khác là bé không cảm thấy thoải mái khi ăn do bố mẹ cứ ép buộc bé ăn nên bé khiếp sợ và có tâm lý không muốn ăn. Và bé lười ăn cháo cũng có thể do không cảm thấy đói dụng do mẹ cho bé ăn các bữa quá sát nhau.
Nhưng cũng có thể bé lười ăn cháo do đang mọc răng và những lí do bệnh lý khác.
Bởi vậy, để có biện pháp cho cho trẻ biếng ăn nhất là những trẻ lười ăn cháo thì quả thật không dễ dàng gì với các mẹ.
Biện pháp cho bé lười ăn cháo
Bé lười ăn cháo có hai trường hợp là ngay từ khi bắt đầu thời kỳ ăn dặm bé đã không muốn ăn cháo và một trường hợp khác là bé đang ăn nhưng không hiểu tại sao lại không muốn ăn nữa. Nhưng bạn hãy yên tâm vì trẻ nào cũng có giai đoạn lười ăn cháo hoặc ăn bột. Song không vì thế mà bạn ép trẻ ăn khiến trẻ nôn trớ và có tâm lý sợ ăn.
Nếu trẻ lười ăn cháo thì sẽ dẫn đến bé lười ăn chậm lớn, lười ăn dặm, lười uống sữa. . . và nhiều hệ quả khác. Bởi vậy, mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp sau cho trẻ lười ăn cháo.
Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để sớm đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng mà bé đang gặp phải tránh gây nên tình trạng còi xương, nhiễm khuẩn và các vấn đề về hệ tiêu hoá.
Các mẹ cũng hãy đa dạng thực đơn dinh dưỡng trong tuần của bé. Và mẹ nên xay nhuyễn cháo rồi cho ăn từ dạng lỏng sang dạng đặc để bé có thể thay đổi khẩu vị thường xuyên cũng như thích ứng dần cũng như hứng thú hơn với các món cháo.
Bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm vitamin hoặc một vài dưỡng chất dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Và một điều không kém phần quan trọng là tạo một tâm lý tốt khi cho trẻ ăn dặm. Điều này có lẽ không phải mẹ nào cũng làm được. Vì nếu trẻ không ăn mẹ sẽ ép, nếu không thì sẽ đưa trẻ đi rong, vừa đi vừa ăn. Đây là những thói quen xấu khi ăn dặm mà các mẹ phải loại bỏ để giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt hơn.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn