Mùa đông, những lớp quần áo ấm khiến việc ra mồ hôi trộm ở trẻ thậm chí còn nhiều hơn mùa hè. Nếu cha mẹ không để ý có thể gây ra hiểm họa cho trẻ khi mồ hôi gặp lạnh thấm vào cơ thể trẻ, khiến bé mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản…
- 4 bộ phận quan trọng trên cơ thể bé mẹ cần chăm sóc kĩ
- Bí quyết không nên bỏ qua khi chăm sóc trẻ vào thời tiết giao mùa
- Top thực phẩm có hại với trẻ dưới 1 tuổi
Cha mẹ có thể đối phó với việc ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng các phương pháp dưới đây.
Cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút tốt
Cha mẹ vì sợ con bị lạnh vào mùa đông thường cho trẻ mặc quá nhiều quần áo. Đây là một sai lầm nên được điều chỉnh, việc mặc cho bé quá nhiều lớp quần áo không chỉ gây bí mà còn là nguyên nhân gây mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ.
Thay vì “ủ” trẻ quá mức, cha mẹ nên cho bé mặc những chất liệu có khả năm thấm hút tốt để thấm mồ hôi cho bé. Việc mặc quá nhiều ngoài khiến mồ hôi trộm ra nhiều còn khiến trẻ bị cộm, không thoải mái khi ngủ.
Chuẩn bị khăn thấm mồ hôi sẵn sàng
Luôn sẵn sàng khăn xô, khăn sữa là công cụ cho cha mẹ đối phó với mồ hôi trộm ở trẻ. Ngoài việc kiểm tra và dùng khăn lau thường xuyên, cha mẹ có thể lót khăn ở các vùng nhiều mồ hôi của trẻ như lưng, gáy, ngực…để thấm mồ hôi trực tiếp cho trẻ.
Luôn chú ý giữ ấm cho bé
Mồ hôi khi gặp lạnh có thể gây bệnh cảm lạnh dễ dàng. Vì vậy khi trẻ có nhiều mồ hôi trộm, cha mẹ nên nhanh chóng thay quần áo khô, đảm bảo phòng ấm, ngừa gió cho trẻ để tránh việc bé bị cảm lạnh.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Vào mùa đông, lượng năng lượng cho cơ thể trẻ sẽ cần nhiều hơn để chống lại trời lạnh. Ăn uống đủ chất với chế độ phù hợp sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng trước bệnh tật, khỏe mạnh, ngủ ngon giấc và chơi ngoan hơn.
Ngược lại khi bị thiếu chất, trẻ thường dễ bị nhạy cảm với thời tiết, hay quấy khóc khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều, trằn trọc…
Những thời điểm bé ra mồ hôi nhiều
Cha mẹ cần lưu ý những thời điểm ra nhiều mồ hôi ở trẻ như:
- Khi đang bú
Bú cũng là một hoạt động đòi hỏi nhiều năng lượng với trẻ sơ sinh. Cộng với tư thế ôm trẻ trong lòng khiến cho việc ra mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nếu không kịp thời lau thấm sẽ khiến bé dễ bị cảm. Vì vậy khi cho bé bú, mẹ nên dùng khăn xô lót dưới lưng, gáy cho trẻ để thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Khi đang ngủ
Ban đêm khi ngủ là thời điểm trẻ thường có nhiều mồ hôi trộm nhất. Do đó khi ngủ cha mẹ cần chú ý kiểm tra mồ hôi cho trẻ thường xuyên, mặc quần áo và để nhiệt độ phòng phù hợp.
- Khi bé chơi đùa
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và nhiều mồ hôi, khi chơi đùa, hoạt động, mồ hôi sẽ nhanh chóng chảy ra dù là mùa đông. Nếu mặc quá nhiều lớp áo sẽ khiến mồ hôi không thoát được, nguy cơ gây bệnh cho trẻ rất cao.
Việc ra nhiều mồ hôi trộm mùa đông ở trẻ rất nguy hiểm, mẹ và bé không nên coi thường. Trong sinh hoạt và giấc ngủ, cha mẹ nên chú ý tình trạng mồ hôi của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp, hạn chế những nguy cơ mắc bệnh do trẻ bị thấm mồ hôi quá lâu.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn