Mùa lạnh đến rồi- hãy cảnh giác với bệnh  viêm phổi

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thời tiết dần chuyển lạnh là lúc các bệnh đường hô hấp  bùng nổ, đặc biệt là bệnh viêm phổi. Bệnh hay gặp ở trẻ em và người cao tuổi những người có sức khỏe yếu hơn.

Mùa lạnh đến rồi- hãy cảnh giác với bệnh  viêm phổi

Vì vậy hãy cùng chuyên mục ‘’tư vấn sức khỏe’’ của giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này, để phòng chống cho gia đình.

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng cấp tính một thùy hoặc toàn bộ phổi. Bệnh do nhiều vi sinh vật gây ra, phổi bị nhiễm bệnh, tăng tiết dịch, làm tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở cho bệnh nhân.

Những dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Nếu bản thân hoặc người thân trong gia đình có những triệu trứng sau thì bạn cần lưu ý có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi nên đi khám và điều trị kịp thời:

Ho: thường ho ra chất nhầy có màu xanh, vàng đôi khi là nâu đỏ, hoặc có lẫn máu tươi

Sốt: hay đi kèm với toát hồ môi và rét run gây cảm giác ớn lạnh đi kèm triệu trứng nhức đầu

Khó thở, đau ngực: thở nhanh, thở không sâu nhất là khi hoạt động thể lực, đau đầu, nhịp tim nhanh.

Chán ăn, mệt mỏi: đi kèm theo là triệu trứng buồn nôn và tiêu chảy ( hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)

Các ngón tay chuyển màu trắng, đau các khớp, đau sườn, đau bụng trên hoặc đau lưng

Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, đi kèm cảm giác lú lẫn triệu trứng này hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi và  người suy giảm miễn dịch.

Khi có những triệu trứng sau bạn cần đi khám ngay: sốt dai dẳng kéo dài kèm theo rét run, đau ngực khó thở, ho có màu hoặc đờm, khó thở, thở nông, thở nhanh và hay bị hụt hơi…

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi là do vi khuẩn, virus ( với nguyên  nhân là virus thì bệnh nhân có triệu trứng nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn cần lưu ý với bệnh nhân bị suy tim và phụ nữ có thai).

Các yếu tố nguy cơ và những đối tượng dễ mắc bệnh nhất

Những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi: người hút thuốc, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi mãn tính, COPD, hen suyễn, bệnh nhân HIV, ung thư, bệnh nhân nằm lâu trong viện, mắc một số bệnh nghiêm trọng ( viêm gan, tim mạch, đái tháo đường), bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ em và người cao tuổi…

Chẩn đoán và điều trị

Viêm phổi dễ bị nhầm với các bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Vì vậy các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh: khám thực thể (nghe phổi để tìm dấu hiệu nhiễm trùng), chụp X-quang, chụp CT, xét nghiệm cấy máu lấy đờm, nội soi phế quản.

Về điều trị: nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì sẽ dùng kháng sinh (hầu hết các bệnh nhân uống kháng sinh đều cải thiện triệu trứng sau 3-5 ngày, dù vậy bạn vẫn còn cảm giác mệt mỏi), nếu là do virus thì dùng thuốc kháng virus và thuốc tăng cường hệ miễn dịch… kết hợp với chăm sóc nâng cao thể trạng.

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh khá nguy hiểm đối với trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong. Ngoài ra những đối tượng bị bệnh HIV, COPD, tiểu đường, nghiện rượu, người suy giảm miễn dịch cần đến trung tâm y tế để khám ngay nếu có dấu hiệu sốt, ho có đờm, đau ngực kéo dài, đặc biệt là sau khi bị cảm cúm

Cách phòng và điều trị nâng cao thể trạng:

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước (do cơ thể bạn bị sốt mất nước nên là cần uống đủ nước để chống lại bệnh)

 Nên ho để tống vi khuẩn ra ngoài, nếu ho gây khó chịu và mất ngủ vào ban đêm thì có thể dùng thêm thuốc giảm ho, hoặc làm dịu cơn ho bằng cách uống chanh pha mật ong.

Ngoài ra nếu bị sốt thì có thể dùng thuốc hạ sốt… giữ ấm đường hô hấp, tránh bị cảm cúm cảm lạnh, khi thay đổi thời tiết, ra ngoài gió lạnh nên mặc ấm, quàng khăn kín cổ…

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới