Điều dưỡng viên là người luôn kề bên đồng hành cùng người bệnh những lúc bệnh tình nguy kịch cho đến khi lành bệnh. Họ phải thực hiện y lệnh (chỉ đạo) của bác sĩ trong công tác khám điều trị cực kỳ khó khăn. Vậy nên trăm dâu đổ vào đầu tằm, trăm gian khổ cứ nhằm Điều Dưỡng viên.
- Gái ngành Y mặt khó đăm đăm nhưng vẫn hút zai đẹp
- Có nên để Thầy Lang khám chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề y?
- Gái ngành Y chọn người yêu một cách tinh tế, đừng nghĩ họ Ế!
Nghề Điều dưỡng khổ cực ai thấu
Điều Dưỡng viên phải luôn bình tĩnh trước bi kịch cuộc đời
Máu me, chết chóc, bệnh tật, đau đớn, giằn vặt, khóc lóc, sợ hãi, điên cuồng, tất cả những hỉ, nộ, ái, ố trên đời….đều diễn ra từng ngày, từng giờ, từng phút trước cặp mắt tiều tụy của những Bác sỹ chuyên khoa, Y tá, Điều Dưỡng viên,…
Họ là người phải bình tĩnh đầu tiên sau những lúc yếu lòng, đồng cảm, thậm chí là rơi nước mắt. Vì chính họ cũng không kiểm soát được cảm xúc và tâm trạng của mình thì ai đây, ai sẽ là người điều trị, sẽ là người cứu chữa cho người bệnh.
Tai nạn, bệnh tật, tai ương, ….chẳng chừa ai cả. Họ có thể bị lúc sáng sớm, trưa nắng, chiều mưa hay tối đêm khuya…bất kỳ lúc nào ở bệnh viện cũng phải “căng lên dây đàn” ở trong tâm thế sẵn sàng đối đầu, sẵn sàng tranh đấu và thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Có thể nói rằng, người thầy thuốc chính là người đầu tiên phải đối mặt, phải cầm “vũ khí” là kim tiên, là dao mổ, là bình thở ôxy để chiến đấu với chiến trường “chiến đấu” với kẻ thù là cái chết, là bệnh tật cũng như các tai ương khác.
Với các bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì để rèn luyện tâm thế bình tĩnh trước nỗi đau đồng loại thì cần rèn luyện những thói quen hữu ích như: luôn chu đáo và cẩn thận trong mọi vấn đề trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất. Bên cạnh đó việc tự rèn cho mình thói quen suy nghĩ, phân tích vấn đề từ nhiều phương diện để có cái nhìn đa diện, từ nhiều góc độ, lại vừa chủ quan vừa khách quan trước mọi sự việc xảy ra.
Điều dưỡng viên bình thản trước các bi kịch cuộc đời
Ngoài ra, các bạn sinh viên các chuyên ngành Y Dược phải tự mình thấu hiểu, cảm thông và không bao giờ cho phép mình nhượng bộ với khuyết điểm của chính bản thân mình. Ngoài ra, những người làm Điều Dưỡng viên cũng phải luôn rèn thói quen là bàn bạc cùng giải quyết một vấn đề chung.
Cán bộ ngành Y càng giỏi càng giỏi chấp nhận thất bại
Đã biết nhận ra sai lầm, thừa nhận lỗi là do mình thì người cán bộ y tế chân chính cò phải giỏi chấp nhận thất bại. Thất bại ấy có thể do chính mình gây ra, do đồng nghiệp, bạn bè, do những điều nào đó chả liên quan…thì cũng phải học cách chấp nhận nó.
Vượt qua thất bại bằng bản năng, bản lĩnh và khả năng của bản thân thì người Điều Dưỡng viên thông minh giỏi giang. Họ có đủ tự tin về bản thân để đối mặt với thử thách trong nghề.
Có ai đó nói rằng: “Chúng ta hoặc là sẽ thắng hoặc chúng ta sẽ học được một bài học”. Với các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội luôn không có thất bại trong từ điển vì bản thân họ tự tin họ là người chiến thắng. Họ lúc nào cũng có một khuôn mặt lạnh đầy tự tin nhờ chấp nhận và đạp lên những thất bại đã qua. Càng thất bại càng rèn rũa sự kiên trung và mạnh mẽ của người làm Điều Dưỡng viên.
Cán bộ Ngành Y giỏi chấp nhận thất bại
Tu tâm dưỡng tính là chuyện khó nhằn nhất trong đời mỗi người đàn ông, dù họ có làm Điều Dưỡng viên đầy cao quý và tài năng đến đâu đi chăng nữa. Người thành công ở trên đời chưa hẳn là người giàu nhất, giỏi nhất, nổi tiếng nhất mà họ là người đã biết chiến thắng chính bản thân mình những lúc cần nhất. Muốn thế, không gì khác ngoài chuyện tu thân dưỡng tính làm nên 1% số người trong cả tỷ người trên thế giới.
Với người cán bộ y tế họ luôn phấn đấu không ngừng để “không thành công cũng thành nhân”. Muốn trở thành người chân chính, hãy tu tâm dưỡng tính trong môi trường Điều Dưỡng viên nhé!
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn