Ngày nay, với thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học thì bệnh gút không còn là bệnh của người giàu mà là bệnh của toàn xã hội. Khi bị gút có thể điều trị bằng cách dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh.
- 7 công dụng với sức khỏe từ đá lạnh khiến nhiều người bất ngờ
- Ăn ngô giảm béo tuyệt chiêu cho chị em thừa cân
- Những thực phẩm nên ăn khi bị stress
Người bị bệnh gút nên ăn các loại ngũ cốc
Người bị bệnh gút nên ăn gì?
Người bị bệnh gút nên ăn các loại thức ăn có chứa ít purin như bơ, ngũ cốc, rau quả, các loại hạt… đặc biệt là trứng, vì sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như củ sắn, dưa leo, cà chua… sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng, từ đó giảm sự hình thành acid uric
Một điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh gút là nên uống nhiều nước (tối thiểu từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày). Tuy nhiên, lưu ý là không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một yếu tố nữa là người bị bệnh gút cần giữ tình thần luôn thoải mái và tránh thức khuya bởi hoạt động của gan chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tinh thần
Người bị bệnh gút nên kiêng gì?
Người bị bệnh gút kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm
Người bị bệnh gút kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: các loại thịt có màu đỏ, hải sản các loại; phủ tạng động vật; cải bó xôi, thịt gia cầm, bông cải… Tránh ăn những loại nước hầm, nước dùng, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.
Người bị gút cũng nên kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng trúc, măng tre, măng tây, bạc hà, nấm, vì những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Ngoài ra, cũng nên giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: như thịt gà, thịt lợn, thịt vịt… và đạm thực vật như đậu hạt nói chung, đặc biệt là các loại đậu ăn cả hạt như :đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu xanh…
Giảm những thực phẩm giàu chất béo như: da động vật, mỡ, thức ăn quay, chiên, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: thức ăn nhanh, mì tôm.
Người bị bệnh gút không nên uống bất kỳ một dạng đồ uống có ga, chất cồn hay nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây là một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Cần giảm các đồ uống có vị chua như: chanh, nước cam, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
An Bình – Ytevietnam.edu.vn