Những dấu hiệu của bệnh Alzheimer’s

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Alzheimer’s là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người cao tuổi.

Những dấu hiệu của bệnh Alzheimer’s

Định nghĩ về bệnh Alzheimer’s

Alzheimer’s là bệnh gây ra những thay đổi bất thường trong não, thoái hóa thần kinh tiến triển gây suy giảm trí nhớ và các khả năng trí tuệ khác. Cần phân biệt rằng Alzheimer’s là một loại bệnh chứ không phải một quá trình lão hóa của người cao tuổi. Trung bình người bệnh có thể sống được 5-10 năm kể từ khi mắc bệnh.

Chăm sóc người bệnh Alzheimer’s không chỉ riêng với người bệnh mà cả người nhà bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng, thường gặp rất nhiều khó khăn và căng thẳng đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Các đối tượng dễ bị mắc bệnh Alzheimer’s

Alzheimer’s là hình thức phổ biến của bệnh xa sút trí tuệ, nguyên nhân có thể do thương tích, sang chấn ở vùng vỏ não. Những người có các yếu tố sau thường có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer’:

Người cao tuổi, đặc biệt là sau 65 tuổi

Gia đình có người từng mắc bệnh Alzheimer’s

Tiền sử mắc các bệnh tổn thương não: tai nạn, viêm não, chấn thương đầu…

Những người có lối sống không lành mạnh: ít vận động, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ít ăn rau xanh và trái cây.

Mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…

Biểu hiện của bệnh Alzheimer’s

Bệnh Alzheimer’s thường tiến triển rất chậm, các đơn phân tử amyloid beta (oligomers) sẽ tấn công các synapse của các nơ-ron, về sau các đơn phân tử beta amyloid trùng hợp lại thành polymer rồi thành các mảng amyloid gây tổn thương các vùng, nhân xám trung ương não bộ. Các oligomers thường xuất hiện cả chục năm trước khi trở thành các mảng bám. Những thay đổi đầu tiên trong não có thể xảy ra 15 năm trước khi các triệu trứng xa sút trí tuệ biểu hiện ra bên ngoài.

Người bị bệnh Alzheimer’s thường biểu hiện ra bên ngoài các triệu trứng suy giảm trí tuệ khoảng 3-5 năm trước khi được chẩn đoán bệnh. Vì vậy chúng ta cần theo dõi chặt chẽ khi có các biểu hiện sau:

Thay đổi tính cách: vui buồn thất thường, lẫn lộn, dễ chán nản, buồn bực, bối rối, đa nghi, sợ hãi, lo lắng

Thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

Mất khả năng thực hiện các công việc hằng ngày, định hướng về thời gian, không gian, không nhận ra người thân họ hàng. Mất nhiều thời gian để thực hiện các công việc hàng ngày.

Khó khăn khi nhớ các sự kiện, mơ hồ trong giao tiếp hàng ngày

Quên các sự kiện, địa danh, người nổi tiếng

Suy giảm kĩ năng xã hội, không có khả năng xử lý các câu hỏi

Khó khăn trong việc diễn đạt các ngôn ngữ, từ mới: thường gọi sai tên các đồ vật.

Chẩn đoán và điều trị Alzheimer’s

Việc chẩn đoán thường do các thành viên trong gia đình nhận thất sự thay đổi về trí nhớ hay các thành vi bất thường của bệnh nhân và yêu cầu đánh giá bệnh Alzheimer’s. Bác sĩ thường đánh giá bằng cách kiểm tra bệnh sử và đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân, trắc nghiệm trí nhớ, trắc nghiệm tâm thần kinh . Sau đó có thể làm các xét nghiệm để kết luận chính xác hơn như: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tủy, chụp cắt lớp CT scan não, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron PET…

Việc điều trị hiện nay chưa có thuốc nào điều trị được dứt điểm bệnh Alzheimer’s, chỉ có thuốc làm trậm quá trình tiến triển của bệnh như:

 Chất ức chế cholinesterase: Làm giảm sự phân hủy acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi, nhờ đó nồng độ acetylcholine duy trì ở mức cao, hỗ trợ cho quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh qua các synapse thần kinh. Ba dược chất thông dụng của nhóm này là Donepezil, Rivastigmin, và Galantamin.

Chất điều hòa glutamte: Memantine (Namenda) điều hòa hoạt động của glutamate, một chất chuyển dẫn truyền thần kinh khác, liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi. Thuốc thường được dùng để điều trị bệnh Alzheimer’s trong giai đoạn vừa và nặng.

 Các thuốc khác: Thuốc trợ thần kinh (nootropic) có thể dùng thêm như Gingko Biloba, Nicergoline và Piracetam; Chất chống oxy hóa như vitamin E, Selegiline.

Bệnh alzheimer’s còn được gọi là bệnh gia đình vì những sự căng thẳng mệt mỏi khi nhìn thấy người thân suy giảm dần dần trí nhớ, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy ngoài việc điều trị bằng thuốc bệnh nhân cũng rất cần đến sự chăm sóc và động viên từ phía người thân, tạo không khí thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới