Những điều mẹ bầu cần biết khi tiêm chủng trong quá trình mang thai

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêm phòng bà bầu – một trong những bước quan trọng trong thai kỳ có thể giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện trong quá trình mang thai.

Những điều mẹ bầu cần biết khi tiêm chủng trong quá trình mang thai

Những điều mẹ bầu cần biết khi tiêm chủng trong quá trình mang thai

Những mũi tiêm cần tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Dưới đây là những mũi tiêm mà mẹ bầu cần tiến hành tiêm phòng trước khi mang thai mà Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

  • Viêm gan siêu vi A
  • Bệnh sởi, quai bị và rubella(MMR): Nhiễm trùng Rubella trong khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, theo khuyến cáo của các Dược sĩ Đại học, bạn nên tiêm phòng vắc-xin này ít nhất 3 tháng khi mang thai.
  • Thủy đậu (varicella): Nhiễm trùng thủy đậu trong thai kỳ có thể gây ra bệnh nặng cho bạn và thai nhi.
  • Phế cầu khuẩn: Có thể bảo vệ cơ thể bạn tránh được các bệnh nghiêm trọng do bệnh phế cầu khuẩn.
  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là một căn bệnh có khả năng lây lan qua đường máu và dịch cơ thể.
  • Vắc-xin bại liệt uống (OPV) và Vắc-xin bại liệt tiêm (IPV): Không có chủng vi-rút sống (OPV) hoặc phiên bản vi-rút bất hoạt (IPV) của thuốc chủng này được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

Những mũi tiêm cần tiêm phòng trong khi mang thai

  • Cúm: Vắc-xin này có thể phòng ngừa bệnh nặng ở người mẹ trong thai kỳ. Tất cả những phụ nữ mang thai (bất kỳ thời điểm nào) trong mùa cúm nên được tiêm phòng loại vắc-xin này.
  • Uốn ván / Bạch hầu / Ho gà (Tdap):

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, vắc-xin sống không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể gây hại cho em bé. Một số vắc-xin có thể được dùng cho người mẹ trong quý thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, trong khi những người khác chỉ nên dùng ít nhất 3 tháng trước hoặc ngay sau em bé được sinh ra.

Những tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng bà bầu

Những tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng bà bầu

Những tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng bà bầu

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, các tác dụng phụ có thể xảy ra tối đa ba tuần sau khi tiêm phòng bà bầu, một số tác dụng phụ phổ biến thường gặp như sau:

  • Viêm gan A: Đau nhức và đỏ ở chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra.
  • Viêm gan B : Đau nhức tại chỗ tiêm, sốt
  • Cúm: Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm có thể kéo dài đến hai ngày, sốt
  • Uốn ván / Bạch hầu: Sốt nhẹ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm
  • Sởi, Quai bị, rubella(MMR): Phát ban không lây nhiễm, sưng các tuyến ở cổ và má, đau và cứng khớp sau một đến hai tuần sau khi chủng ngừa
  • Thủy đậu: Sốt, đau nhức hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm, phát ban hoặc các vết sưng nhỏ đến ba tuần sau khi chủng ngừa
  • Phế cầu khuẩn: Sốt, đau tại chỗ tiêm
  • Vắc xin bại liệt bằng miệng (OPV ): Không
  • Vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm, hãy liên hệ ngay với các Bác sĩ chuyên khoa hay các chuyên chuyên gia Y tế.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới