Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Những điều cần biết về bệnh quai bị
Bệnh để lại những biến chứng nguy hiểm nhất là đường sinh sản, vì vậy bênh nhân cần phải điều trị kịp thời và hợp lý.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị ( tên gọi khác là má chàm bàm), là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau cho bệnh nhân. Thời gian nhiễm virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và đôi khi gây ra các biến chứng khác nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lây truyền qua nước bọt. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từ 2-14 tuổi. Trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi thường rất hiếm khi bị quai bị. Điều này có thể là do trẻ dưới 2 tuổi vẫn còn bú sữa mẹ nên có thể nhận kháng thể tốt từ mẹ.
Bệnh quai bị có những dấu hiệu và triệu trứng gì?
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên và thường xuất hiện với các triệu chứng sốt cao khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày sau đó. Các tuyến nước bọt sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Vào thời điểm này, má của của bệnh nhân sẽ sưng lên gây đau khi nuốt, nói, nhai.
Các triệu chứng khác như: Đau mặt hoặc đau 2 bên má, đau đầu, viêm họng, sưng hàm hoặc tuyến mang tai, đau tinh hoàn, sưng bìu.
Bệnh để lại biến chứng gì nếu không được điều trị kịp thời?
Nếu không được điều trị đúng cách, quai bị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những biến chứng này ít khi xảy ra. Bên cạnh gây viêm các tuyến mồ hôi, tuyến tiết, quai bị cũng có thể gây viêm ở não và các cơ quan sinh sản.
Ở nam giới: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị dễ gây vô sinh.
Ở nữ giới: Viêm buồng trứng, nhiễm trùng buồng trứng, tỷ lệ 7% sau tuổi dậy thì, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.
Ngoài ra, bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng nặng nề ở các cơ quan khác như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, …
Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị?
Virus quai bị là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, chúng lan truyền dễ dàng từ người sang người bằng đường hô hấp (thông qua nước bọt khi bệnh nhân hắt hơi) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Những đối tượng dễ bị mắc quai bị là:
Trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa tiêm phòng vaccin ngừa quai bị).
Người tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh, người có hệ miễn dịch suy yếu.
Khi mắc bệnh cần điều trị như thế nào?
Thông thường bệnh nhân mất khoảng 10 ngày để khỏi bệnh và có miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau, chườm nóng ở vùng góc hàm,. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì có nguy mắc phải hội chứng Reye. Bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn (tránh các nước có vị chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Bệnh nhân nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh( nên cách ly trong khoảng 2 tuần và nằm trong phòng tối, ít ánh sáng).
Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng, nếu có sưng tinh hoàn phải nằm nghỉ tuyệt đối,
Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều ( đồ ăn cứng, dai, đồ ăn nếp hoặc có vị chua không được ăn)
Bệnh nhân cần kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau.
Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.
Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Nguồn ytevietnam.edu.vn