Những điều cần biết về viêm niêm mạc lưỡi ở trẻ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm niêm mạc lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ. Viêm nhiễm khiến lưỡi trẻ sưng đau, nóng đỏ, người bệnh nhai nuốt khó chịu làm giảm khả năng ăn uống. Bệnh không quá nguy hiểm chỉ cần giảm đau sau đó bệnh tự khỏi. Tuy nhiên nếu trong thời gian dài mà bệnh vẫn trầm trọng thì có thể là biểu hiện của những bệnh lý trầm trọng hơn.

viem-niem-mac-luoi
Viêm niêm mạc lưỡi khiến lưỡi sưng đau, nóng đỏ

Niêm mạc lưỡi là gì?

Niêm mạc lưỡi được bao phủ bởi khoang miệng, mà khoang miệng được giới hạn bởi môi và má, còn lưới ở phía dưới, vòm hầu phía sau.  Khi môi trường bên ngoài tiếp xúc với cơ thể đều được bảo vệ bởi niêm mạc. Với lớp tế bào biểu bì của da hóa sừng nên không thấm nước còn ở vùng niêm mạc khi tiếp xúc với da có thể bị sừng hóa.

Nguyên nhân của viêm niêm mạc lưỡi

Tổn thương ở niêm mạc  miệng hay ở lưỡi có nhiều nguyên nhân như: do sâu răng, viêm tủy răng, viêm quang răng, hoặc những sang chấn từ bên ngoài hay do nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, nhiễm nấm, di ứng thuốc, ung thư biểu mô hoặc bệnh lý tự miễn.

Triệu chứng của viêm niêm mạc lưỡi

Khi bị viêm niêm mạc lưỡi mẹ và bé thường có các biểu hiện sưng nóng, đỏ đau, lở loét khiến người bệnh rất khó chịu khi nhai, nuốt hoặc ăn uống. Bệnh có thể là áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc. Nếu nhẹ nhàng hơn có thể là những vết loét ở lưỡi, niêm mạc miệng.

Các chứng viêm này thường khiến người bệnh đau rát khó chịu, sốt cao.  Nhất là khi loét ở niêm mạc miệng lưỡi rất dễ bị tái phát gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

viem-niem-mac-luoi-2
Điều trị viêm niêm mạc lưỡi

Điều trị viêm niêm mạc lưỡi

Khi bị viêm niêm mạc lưỡi ban đầu thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định giảm đau bởi đâu là triệu chứng khiến người bệnh khó chịu nhất. Thông thương bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7-14 ngày nên tùy vào mức độ có thể không cần điều trị khác.

Tuy nhiên người bị loét miệng cần ngư sử dụng bia rượu, thuốc là, các gia vị cay, mặn, chua.

Nếu người bệnh đau nhiều có thể uống nước bằng ống hút nhưng không nên uống nước nóng.

Đặc biệt người bệnh cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, dùng bản chải mềm để không làm tổn thương đến miệng lưỡi.

Ngoài ra khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu một số bệnh khác nặng hơn:

Những vết loét trên lưỡi phát triển nhiều và lớn hơn một cách bình thường. Những vết loét kéo dài tới 3 tuần mà không khỏi. Không thể giảm đau cho lưỡi bằng mọi cách. Người bệnh sốt cao và kéo dài.

Lúc này người bệnh tốt nhất nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh để được hạ sốt hoặc điều trị các loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn điều trị toàn thân.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới