Đậu nành là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam, tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng, ăn đậu nành nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe vậy thực hư ra sao?
- Những điều cần lưu ý khi sắc và uống thuốc Đông Y
- Tác dụng tuyệt vời của nấm đối với sức khỏe hệ tim mạch
- Bác sĩ khuyến cáo 4 loại thực phẩm đại kỵ với hành tây
Những lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe con người
Theo Đông Y, đậu nành là một loại có vị ngọt, tính lanh, công hiệu ích khí, hòa trung, sinh tân, giải độc, là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng và thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn.
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Theo y học hiện đại, đậu nành được xem là thực phẩm giàu canxi, protein, các loại vitamin A, B, C,.. vì vậy đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta, tốt cho tim mạch và hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, ổn định đường huyết và giúp xương chắc khỏe,..
Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chất Lipid có trong đậu nành chủ yếu là acid béo không no nhiều nối đôi, không có cholesterol. Ngoài ra, đậu nành có nhiều vitamin nhóm B, E, K cùng chất khoáng như K, Ca, P, sắt, Mg, Mn, Zn, Cu, Se. Một số loại chất khoáng rất cần thiết cho sức khỏe thần kinh, xương và tim mạch như Mn, Ca, sắt đạt hàm lượng cao trong đậu nành.
Đậu nành ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến
Trong thành phần của đậu nành rất giàu isoflavanones đây là một chất chống oxy hóa hết sức hữu hiệu. Chất Protein có trong đậu nành có khả năng ngăn chặn các enzyme và làm kích thích sự tăng trưởng của tế bào tuyến tiền liệt, từ đó góp phần ngăn ngừa các bệnh từ tiền liệt tuyến.
Những nguy cơ khi sử dụng quá nhiều đậu nành
Theo các thầy thuốc tư vấn, nếu sử dụng quá nhiều sản phẩm làm từ đậu nành bởi nó có thể dẫn đến các nguy cơ sau.
Nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch
Trong đậu nành có chứa một loại α-axit amin – Methionin, Khi xuất hiện chất xúc tác Methionin có thể chuyển hóa thành Cystein. Từ đó, chất Cystein có thể làm tổn hại đến tế bào bên trong thành động mạch sau đó khiến cho Triglyceride và Cholesterol (chất béo trung tính) khiến chúng lắng đọng trong thành động mạch gây nên xơ vữa động mạch.
Khiến cho bệnh gout phát tác
Purine được chứa nhiều trong đậu phụ, đối với người bệnh gout việc đào thải Purine thất thường và nồng độ Axit uric trong máu cao, từ đó việc ăn quá nhiều đậu phụ dễ khiến bệnh gout phát tác.
Dẫn đến hiện tượng thiếu I-ốt trong cơ thể
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đậu nành có chứa chất Saponin, chất này khiến cho một lượng I-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu I-ốt, và dẫn đến các bệnh về thiếu I-ốt.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh con
Theo Tin tức Y học, trong đậu nành có một loại chất hóa học có hại cho tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Nghiên cứu của giáo sư Lynn cho thấy, chất Genistein có thể bắt chước tác dụng của Estrogen từ đó ảnh hưởng đến tinh trùng ở chuột. Do đó, nhất là nam giới cần phải có chế độ sử dụng đậu nành hợp lý.
Sử dụng sản phẩm từ đậu nành hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe
Tăng thêm gánh nặng cho thận
Theo cơ chế thông thường thì protein thực vật được đưa vào cơ thể trải qua quá trình chuyển hóa, sau đó phần lớn được phân giải thành chất thải Nitơ, và do thận bài tiết ra ngoài.
Khi tuổi già, hoạt động của thận giảm đi khả năng bài tiết chất thải kém hơn khi đó, nếu không chú ý đến ăn uống, ăn nhiều đậu nành sẽ dẫn đến hiện tượng nạp quá nhiều protein thực vật vào cơ thể sẽ làm chất thải chứa Nitơ tăng cao làm tăng gánh nặng cho thận, không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi chế biến đậu nành
Đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, là món ăn thường thấy trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Đậu nành chế biến thành phẩm có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên không nên cho hành lá khi chế biến cùng đậu và trong hành lá có chứa axit oxalic, chất này sẽ phản ứng với Canxi có trong đậu nành từ đó sinh ra canxi oxalt, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.