Những nguyên nhân làm trẻ khóc nhiều

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Có thể bạn thường tự hỏi vì sao bé yêu của bạn khóc nhiều thế. Dưới đây là những điều bạn cần làm để dỗ dành bé và để bản thân bớt căng thẳng.

Những nguyên nhân làm trẻ khóc nhiều

Bé hay khóc nhè là những bé thường lặp đi lặp lại việc dùng nước mắt để phản ứng với những thay đổi hoặc thử thách dù là nhẹ nhàng nhất. Ngay cả cái tên “bé hay khóc nhè” cũng phản ánh sự thất vọng của những người xung quanh với bé vì bé không được chững chạc và kiên cường như những trẻ khác.

Gen di truyền và cá tính

Có vẻ như gen di truyền và cá tính của bé là hai yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc bé thường hay “khóc nhè”. Khóc nhè thường gặp ở những bé khi ở độ tuổi sơ sinh thì hay dễ bị giật mình, gặp khó khăn trong việc thích nghi với ánh sáng, hay cực kỳ nhạy cảm với vải vóc quần áo và các loại tã.

Khóc nhiều, cười nhiều

Mặt tích cực: Tính nhạy cảm có mặt tích cực của nó, vì sau này những bé nhạy cảm sẽ thường trở nên những người sống tình cảm, dễ cảm thông và sẻ chia với người khác. Chúng sẽ phản ứng tốt với các bé khác và dễ kết thân cả với các loài vật. Trong các mối giao tiếp xã hội, các bé này sẽ không chỉ khóc nhiều hơn bạn trang lứa, mà còn sẽ cười nhiều hơn nữa.

Tại sao các bé lại nhạy cảm thế?

Cần phải phân biệt rõ, khóc lóc quá đáng là biểu hiện bé có phản ứng xúc động quá mạnh hơn là biểu hiện của sự yếu đuối. Khi bé không thể nói ra được thành lời, bé sẽ dùng nước mắt làm phương tiện thể hiện các phản ứng tâm lý. Nói chung, các bé ở lứa tuổi mầm non thường không gặp vấn đề gì và dễ tha thứ cho các bạn đồng trang lứa hay khóc nhè. Cho nên đây thường chỉ là vấn đề của các ông bố bà mẹ, những người hay có suy nghĩ sai lầm rằng trẻ khóc nhè là trẻ chưa ngoan.

Bạn có thể giúp được gì cho bé?

Dưới đây là một số cách bạn có thể giúp đứa bé nhạy cảm của mình kiểm soát tốt hơn những cơn căng thẳng :

  • Cứ để bé khóc, nhất là khi bé thấy không vui. Bạn nên nhớ, khi bé phản ứng đến dâng trào nước mắt, đó là biểu hiện bé đang nhạy cảm quá mức. Nếu bạn yêu cầu bé nín khóc trong trường hợp này, bé sẽ thấy còn khó chịu hơn và sẽ khóc to hơn. Cho nên, thay vì vậy, bạn nên mang lại cho bé cảm giác an toàn cần thiết để giúp bé bình tâm trở lại.
  • Chỉ tập trung vào mặt tích cực, tránh nhắc đến tiêu cực. Những câu bạn cứ nhắc đi nhắc lại với bé về cảm giác không vui, như đi khám bác sĩ hay đi chữa răng là “không đau đâu con”, “không có gì đáng sợ đâu con””, chỉ làm cho bé thêm lo lắng. Sau cùng rồi bé nào cũng sẽ nhận ra rằng, chẳng có gì đau đớn đến nỗi phải làm ầm lên vậy cả. Thay vì vậy, bạn nên sắp xếp cho bé đến thăm phòng khám của nha sĩ, làm quen với các máy móc thiết bị, ngồi thử lên ghế và chơi trò đếm răng. Bằng cách đó, bé sẽ thấy thoải mái và sẵn sàng hợp tác nếu lần sau quay lại phòng khám răng.
  • Bạn nên kiểm tra xem liệu bạn có đang vô tình làm bé khóc nhiều hơn không. Có bé hay khóc vì nghĩ rằng bố mẹ hay thầy cô đang không quan tâm nhiều đến mình. Nếu bạn nghĩ việc này sẽ còn tiếp diễn, nên chú ý quan tâm đến bé nhiều hơn.
  • Hướng dẫn bé những cách thể hiện phản ứng khác thay vì dùng nước mắt.
  • Bàn bạc với con xem ngoài việc khóc lóc, bé có thể làm được gì khác.Bạn sẽ phải đưa ra những giải pháp thay thế, đặc biệt bạn nên làm mẫu để bé có thể tự áp dụng vào thực tế cho những lần sau.

Bé yêu của bạn có thể dễ khóc nhưng bạn sẽ sớm nhận ra rằng những phút giây nhạy cảm sẽ là những khoảnh khắc tuyệt vời của bé. Bé sẽ làm phong phú những năm tháng tuổi thơ của mình bằng cả những tiếng cười và niềm cảm thông với những người xung quanh.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới