Lỗi phổ biến nhất của các bậc phục huynh khi trẻ con bị thủy đậu đó là kiêng tắm, kiêng gió và sử dụng các loại lá cây theo dân gian để để tắm cho con. Tuy nhiên điều này được các Bác sĩ cũng như các chuyên gia khuyên là không nên.
- Nguyên nhân tại sao tiêm thủy đậu mà vẫn bị lại?
- Làm gì để khỏi “ân hận” khi mắc thủy đậu
- 6 món ăn giúp nhanh chóng “hết sạch” thuỷ đậu
Những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khi con bị thủy đậu
Nhận biết khi trẻ con bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính, truyền nhiễm do virus Varicella Zoster, bệnh lây lan rất nhanh chóng và theo không khí và môi trường. Bệnh có biểu hiện ban đầu là ngứa và nổi những mụn nước, khi đã mắc bệnh một lần thì phần lớn trong đời không mắc lại. Tuy nhiên gần đây các Bác sĩ và các nhà khoa học đã phát hiện ra vẫn có thể có những trường hợp tái nhiễm lại virus Varicella Zoster.
Bệnh đa số xảy ra trên trẻ em, nhưng trường hợp xảy ra với người lớn lại cực kì nguy hiểm bởi những biến chứng của Thủy đậu. Biểu hiện ban đầu khi trẻ con bị thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi chán ăn và sốt nhẹ. Sau 48h thì phát ban trên da, trên các bề mặt của da ở toàn thân bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ đa số tập chung nhiều ở vùng mặt và cổ, đầu. Sau vài tiếng đồng hồ các mụn này bắt đầu phỏng lên chứa chất dịch lỏng kích thước từ 3 đến 10 mm.
Những sai lầm của cha mẹ khi trẻ con bị thủy đậu
Là bệnh lành tính và sẽ tự khỏi nên từ xưa cha ông ta thường dùng các bài thuốc nhầm là thuốc Đông y để chữa trị tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra nguyên nhân là do những kiến thức sơ đẳng thiếu khoa học đó đã dấn đến những biến chứng của thủy đậu và đặc biệt là sự bội nhiễm khi chăm sóc không đúng cách.
Sai lầm khi cho rằng thủy đậu không được tiếp xúc với nước.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi trẻ con bị thủy đậu phải tuyệt đối không được động đến nước và phải kiêng gió kiêng nước không được tắm và lau chùi cho trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt theo như Bác sĩ Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Sai lầm khi cho rằng thủy đậu không được tiếp xúc với nước
Thay vào đó các bậc phụ huynh nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không nên tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh . Ngoài ra phải giữ vệ sinh và cắt móng tay. Với những trẻ chưa ý thức được nên cho trẻ mang bao tay, xoa bột hoặc phấn rôm vô khuẩn để tránh ngứa cho trẻ. Việc cắt móng tay để tránh cho trẻ gãi làm vỡ nốt bỏng có thể dẫn đến bội nhiễm.
Sai lầm khi bôi Xanh methy lên cả người để tránh lây sang chỗ khác.
Thấy con bị Bệnh thủy đậu nhiều gia đình ngay lập tức nghĩ ngay đến việc bôi Xanh methylene cho con. Tuy nhiên theo Bác sĩ Huy việc làm này khi nốt bỏng chưa vỡ ra là không cần thiết và không có tác dụng gì. Chỉ chấm Xanh methylene khi nốt phỏng đã vỡ và chỉ chấm lên trên những nốt đã vỡ không cần bôi sang những chỗ không bị tổn thương. Bác sĩ cũng khuyến cáo không nên tự chọc nốt phỏng vỡ ra vì làm thế nếu không hợp vệ sinh sẽ bị viêm nhiễm.
Sai lầm khi bôi Xanh methy len cả người để tránh lây sang chỗ khác
Sai lầm khi tắm nước lá được cho là chữa sởi
Sử dụng những kinh nghiệm dân gian trong việc chữa bệnh là cần thiết khi trẻ con bị thủy đậu tuy nhiên cần phải được kiểm chứng bởi khoa học. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ đặc biệt là ở vùng nông thôn thường dùng cách này để chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi cho con và thường nhầm lẫn tưởng con bị sởi. Hơn 90% các bệnh viêm da là do vi khuẩn bên ngoài tấn công. Trong khi các lá ở bên ngoài chưa được vô khuẩn thậm chí nhiễm các loại hóa chất…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da và chỗ bị tổn thương.
Không cách ly trẻ và cho rằng người lớn không bị lây lan
Bệnh thủy đậu là căn bệnh lây lan qua môi trường và rất nhanh, virus có trong nước bọt khi người bệnh ho hoặc trò chuyện phát tán ra môi trường . Ngay trong thời gian ủ bệnh, bệnh đã có thể lấy lan cho người khác. Và lây mạnh nhất vào thời điểm 4 ngày sau khi bùng phát.
Vì thế cách ly trẻ với những trẻ khác và người chưa có dịch là điều quan trọng để tránh lây lan. Cha mẹ chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh lây nhiễm. Những đồ dùng quần áo và vật dụng cần được vệ sinh hàng ngày bằng nước sôi. Người lớn có thể lây bệnh của trẻ cũng trở thành trung gian truyền bệnh. Theo Giáo sư, Bác sĩ Huy bệnh Thủy đậu ở người lớn thường có diễn biến nặng hơn ở trẻ . Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn ở trẻ em.
Lam hạ – Ytevietnam.edu.vn