Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, nội tiết thay đổi khiến mẹ bầu có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ, vậy làm thế nào để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ hiệu quả.
- Những điều cần biết về việc dậy thì sớm ở bé gái hiện nay
- Điểm danh những điều phụ nữ cần làm trước khi mang thai
- Dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiền sản giật như thế nào?
Phòng ngừa Đái tháo đường thai kỳ như thế nào cho hiệu quả?
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai đây cũng chính là một thể bệnh của đái tháo đường.
Khi mang thai, một số hormon như cortisol, estrogen, lactogen… tăng lên, làm giảm hoạt động của insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Đôi khi, tuyến tụy phải sản sinh lượng insulin tăng gấp 3 lần so với trước khi mang thai để chống lại hiện tượng này. Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, lượng glucose trong máu sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó hay những người sinh một hay nhiều con có cân nặng sơ sinh trên 4kg. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao. Ngoài ra, những nhóm phụ nữ cũng có nguy cơ như các bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác), phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp, phụ nữ có cha/mẹ hay anh/chị em ruột từng phải tiêm insulin.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?
Theo các Bác sĩ chuyên khoa sản, tăng đường huyết khi mang thai sẽ tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp ở người mẹ nếu không được kiểm soát sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nồng độ ceton máu của người mẹ, bởi vậy thai nhi cũng bị tăng ceton máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
Mắc Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai còn ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi.
Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Tiểu đường trong thai kỳ có thể đe dọa sức khỏe của bé
Phòng ngừa Đái tháo đường thai kỳ như thế nào cho hiệu quả?
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cách tốt nhất để phòng đái tháo đường thai kỳ chính là giữ ổn định lượng đường huyết trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong quá trình mang thai.
Việc nắm rõ các thông tin về tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường…cũng chính là một trong những bước quan trọng phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.
Giữ thói quen vận động: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn thực phẩm đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
Giảm cân hợp lý trước khi mang thai chứ không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Khi có thai cần đi khám thai đúng lịch, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường máu để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn