Phút trải lòng của Bác sĩ trong vụ 18 bệnh nhân sốc phản vệ ở Hòa Bình

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo tin tức mới nhất cập nhật  thì bác sĩ Tình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã vô cùng đau đớn và đến nay vẫn chưa ăn uống được gì sau khi trực tiếp cứu chữa 18 bệnh nhân trong vụ tai biến y khoa cực kỳ nghiêm trọng. Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Công Tình chia sẻ: Tôi chính là người đã trực tiếp cấp cứu cho cả 18 bệnh nhân khi có dấu hiệu sốc phản vệ và khi chứng kiến từng bệnh nhân tử vong, tôi cảm thấy đau đớn như chính người thân của mình vậy”.

Một trong số 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi chạy thận đang điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai

\Một trong số 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi chạy thận đang điều trị tại

Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai

Thèm được khóc

Bác sĩ Tình cho biết: “Với ai chứ bệnh nhân chạy thận toàn là những người gắn bó lâu năm, có người từ ngày đầu thành lập đơn nguyên, người mới cũng gắn bó từ 1- 2 năm nên khi bệnh nhân qua đời, bác sĩ cảm thấy đau đớn vô cùng.

Tôi chính là người đã trực tiếp cấp cứu cho cả 18 bệnh nhân khi có dấu hiệu sốc phản vệ và khi chứng kiến từng bệnh nhân tử vong, tôi cảm thấy đau đớn như chính người thân của mình vậy”.

Với bệnh nhân chạy thận, họ lấy bệnh viện làm mái nhà thứ hai. Thế nên, tâm lý bệnh nhân như trầm cảm, chán nản ra sao, muốn từ bỏ lọc máu để về nhà chờ chết như thế nào… các bác sĩ đều nắm bắt được. Lúc đó, không ai khác ngoài bác sĩ phải động viên để bệnh nhân đến viện và lọc máu và kéo dài thêm tuổi thọ cho mình.

Chính vì thế, khi sự việc xảy ra, các gia đình bệnh nhân vẫn rất chia sẻ với bệnh viện, với các bác sĩ. Đây chính là điều động viên rất lớn cho bác sĩ lúc này.

Ngoài ra, đồng nghiệp nhiều nơi cũng gọi điện về thăm hỏi, chia sẻ với các anh về sự cố đau lòng này.

Thạc sĩ Tình tâm sự, anh chỉ mong được khóc một cơn thật to để giải toả tâm lý nhưng vì dưới anh còn có nhiều đồng nghiệp. Nếu anh chùn bước thì không ai còn tâm trí làm việc, nên mọi người đều động viên nhau. Nhưng những ám ảnh này chắc chắn thật khó để bác sĩ quên đi.

Nhiều bác sĩ sốc và thương đồng nghiệp

Sau tai biến khiến 7 bệnh nhân tử vong, các bác sĩ đều cảm thấy đau lòng. Ám ảnh nhất là khi cơ quan công an vào cuộc và khởi tố vụ án khiến nhiều bác sĩ cảm thấy day dứt, thương đồng nghiệp ở Hoà Bình.

Trao đổi với báo điện tử Infonet, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 tâm sự: “Khi đọc trên báo thấy trường hợp các đồng nghiệp của mình ở tỉnh Hoà Bình gặp sự cố mà tâm trạng tôi nặng trĩu.

Cảm xúc lúc đó thật khó tả bởi một bên thương người bệnh với sự mất mát quá lớn. Một bên là thương các đồng nghiệp của mình, bởi bác sĩ là cứu người chứ không ai muốn xảy ra tai biến. Bình thường, mỗi ca tai biến chỉ có 1 bệnh nhân nhưng ở đây có tới 18 bệnh nhân và có quá nhiều bệnh nhân tử vong”.

BS Khanh cho biết, đây không thể do cơ địa của mỗi người mà có thể do lỗi hệ thống.

“Tai biến hàng loạt này thực sự là cú sốc. Chỉ những người làm việc trong môi trường thường xuyên có chết chóc họ mới thấy ám ảnh. Mỗi cái chết của bệnh nhân đều làm bác sĩ day dứt chứ chưa nói đến nhiều người tử vong cùng lúc như vậy.

Bác sĩ đó sẽ rất sốc và rất khó có thể để họ trở lại công việc như xưa khi luôn mang trong mình tâm trạng ám ảnh với người bệnh” – bác sĩ Khanh nói.

Những bệnh nhân trong vụ 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình

Những bệnh nhân trong vụ 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình

Theo bác sĩ Khanh, bản thân ông nhiều năm lăn lộn trong nghề y nhưng mỗi ca tai biến ông đều ám ảnh và luôn nghĩ về nó. Ngày còn trẻ, một bệnh nhi tử vong do bác sĩ chưa tiên lượng hết nguy cơ đã khiến bác sĩ Khanh luôn tâm niệm phải làm việc thật tốt để chuộc tội với cháu bé đã chết.

Với bác sĩ, khi đứng trước một ca tai biến hay vụ dịch nào đó có nhiều bệnh nhân tử vong, chắc chắn cả đời họ sẽ không thôi day dứt.

Chiều nay, khi có thông tin khởi tố vụ việc, bác sĩ Khanh buồn rầu: “Dẫu biết là phải khởi tố nhưng nghe từ này thấy nặng nề cho đồng nghiệp và cho nghề nghiệp. Làm nghề và đeo nghiệp chỉ là cứu người, kéo dài cuộc sống và cuộc sống chất lượng cho người bệnh”.

Liên quan vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 30-5, CSĐT Bộ Công an và Công an tỉnh Hòa Bình đã niêm phong máy và làm việc với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn.

Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (đường Trung Yên 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận.

Theo hồ sơ của bệnh viện tỉnh Hòa Bình, ngày 28-5, một ngày trước khi xảy ra vụ việc Công ty Thiên Sơn đã tiến hành bảo trì, sửa chữa hệ thống lọc nước tinh khiết liên quan đến các thiết bị lọc máu để phục vụ bệnh nhân tại Khoa điều trị lọc máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Ngay sau quá trình bảo trì, sửa chữa, sáng 29-5, khi bệnh viện tiến hành lọc máu theo chu kỳ cho 18 bệnh nhân đầu tiên thì cả 18 người đều có dấu hiệu sốc phản vệ, trong đó có 7 người tử vong và 1 người vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. 10 người khác phải chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Theo Tuổi trẻ – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới