Râu ngô một loại “Thần dược” mà không phải ai cũng biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Từ lâu, râu ngô là một loại rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết được những công dụng rất hữu ích mà râu ngô mang lại.

Râu ngô một loại “Thần dược” mà không phải ai cũng biết

Râu ngô một loại “Thần dược” mà không phải ai cũng biết

Râu ngô một loại “Thần dược” mà không phải ai cũng biết

Theo Y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, thanh huyết nhiệt, lợi mật,… râu ngô có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả

  • Râu ngô cung cấp nhiều Vitamin

Trong râu ngô chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B1, B2, B6, Vitamin k,…. và chất chống oxy hóa mạnh từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngoài ra râu ngô có công dụng giúp kích thích tuần hoàn máu, từ đó giúp cho tối ưu chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

  • Râu ngô giúp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, râu ngô được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thận như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm hệ tiết niệu,…. Râu ngô sau khi rửa sạch, băm nhỏ cho vào ấm cùng với nước đun sôi uống hàng ngày sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh liên quan đến thận.

  • Râu ngô giúp kiểm soát xuất huyết

Nếu gặp tình trạng như: chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, băng huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu niêm mạc,..bạn chỉ cần sử dụng một ít râu ngô đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Bởi vì, trong râu ngô có chứa Vitamin K là một thành phần quan trọng có chức năng kiểm soát chảy máu. Bạn có thể kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như: nhọ nồi, trắc bách diệp,….

  • Râu ngô giúp làm giảm đau đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần của râu ngô có chứa các chất chống viêm và giảm đau giúp làm thuyên giảm tình trạng đau đầu mãn tính. Thường xuyên uống nước râu ngô sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giảm độ cứng ở vai, cổ và hàm của bạn.

  • Nước râu ngô là khắc tinh của bệnh cao huyết áp

Trong râu ngô có chứa stigmasterol và sitosterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cholesterol cao. Để làm giảm và duy trì huyết áp ổn định mỗi ngày bạn có thể dùng râu ngô, câu đằng, ngưu tất, hoa hòe,…. để sắc uống.

  • Râu ngô giúp trị mụn nhọt và phát ban

Râu ngô còn được sử dụng để giúp điều trị các vấn đề về da như phát ban, mụn nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, các vết xước và vết cắt nhỏ. Bởi trong râu ngô có chứa các tính chất kháng khuẩn, sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Uống nước râu ngô có thể làm thuyên giảm đái tháo đường

Những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày chỉ cần sử dụng 40 – 50 gam râu ngô sắc lấy nước uống. Để giúp điều trị bệnh tốt hơn bạn có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác như: thiên môn, mạch môn, cỏ ngọt, tri mẫu…

Râu ngô giúp làm giảm đau đầu

Râu ngô giúp làm giảm đau đầu

Một số lưu ý khi sử dụng râu ngô

  • Nguy cơ làm cho cơ thể mất nước vì uống quá nhiều nước râu ngô

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đối với trẻ em, việc cho uống quá nhiều nước râu ngô sẽ dần đến việc thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều lần dẫn đến hiện tượng mất nước cho cơ thể. Nguyên nhân của việc này là do, râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt nên cho trẻ nhỏ uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây nên hiện tượng mất nước cho cơ thể. Do đó, cần lưu ý trong quá trình sử dụng nước râu ngô cho trẻ nhỏ.

  • Chỉ nên sử dụng râu ngô liên tục trong vòng 10 ngày

Nhiều người có thói quen sử dụng râu ngô phơi khô thay cho chè, tuy nhiên dùng râu ngô tươi vẫn tốt hơn do râu ngô tươi sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn lựa loại râu ngô to, bóng, mượt, có xuất xứ rõ ràng. Khi sử dụng râu ngô chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngừng sử dụng khoảng một tuần rồi dùng lại nhằm tránh trường hợp rối loạn điện giải trong cơ thể.  Không nên sử dụng nhiều loại đồ uống lợi tiểu trong cùng một lúc.

Hồng Mơ – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới