Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Con tôi năm nay 3 tuổi, cháu thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, tôi vô cùng lo lắng vì bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con, tôi muốn hỏi có cách nào để giúp con tôi hết chứng bệnh này?

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp biểu hiện bởi các triệu chứng viêm ruột, dạ dày kéo dài và hay tái phát. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện: táo bón, nôn trớ, tiêu chảy bệnh nhân đau quặn bụng, tái đi tái lại nhiều lần, trẻ bỏ ăn bỏ bú,…

Các yếu tố có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em

Dưới đây là một số yếu tố gây rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em mà các Bác sĩ chuyên khoa Nhi đã tổng hợp:

  • Stress: stress không chỉ tác động tới hệ thần kinh mà chúng còn tác động tới ruột, đây cũng được xem là một trong những yếu tố nguy cơ gây rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này khi gia đình cũng có người mắc bệnh.
  • Trẻ bị lo âu, căng thẳng cũng có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Hệ đường ruột của trẻ không dung nạp lactose hay sữa bò gây tiêu chảy, chế độ ăn uống ít chất xơ.
  • Sau khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi dẫn tới i loạn chức năng tiêu hóa.

Trẻ rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện những cơn đau quặn bụng

Trẻ rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện những cơn đau quặn bụng

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Tùy thuộc vào các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà có biện pháp xử trí khác nhau cụ thể như sau:

  • Trớ trào ngược: Trớ trào ngược xuất hiện khi thức ăn trào ngược lên thực quản rồi ra miệng của trẻ, thường xuất hiện ở những trẻ 3 tuần đến 12 tháng tuổi. Để có thể cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên tăng cường số lần cho bú điều chỉnh tư thế bú, sau khi cho trẻ bú xong nên để đầu cao khoảng 10-15 phút rồi mới đặt nằm.
  • Táo bón chức năng: Theo những tin tức y tế mới nhất, táo bón cũng là một trong những hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ mắc táo bón có phân rắn, khô, số lần đi đại tiện trong tuần ít hơn 2 lần. Táo bón gây khó chịu, cáu gắt cho trẻ. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm có công năng nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang, đu đủ, xoài, cam,…đồng thời cần thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, uống nhiều nước.
  • Đau quặn bụng: Trẻ rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện những cơn đau quặn bụng, những cơn đau này thường xuất hiện ở những trẻ dưới 5 tuổi, trẻ ngoài việc xuất hiện những cơn đau mà còn quấy khóc, cơn đau kéo dài hàng tuần dai dẳng khiến trẻ vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đau quặn bụng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ gây căng thẳng đến các thành viên trong gia đình. Để hạn chế những cơn đau quặn bụng cho trẻ, mẹ bế trẻ áp sát vào bụng mẹ, xoa bụng cho trẻ, đồng thời trẻ cần bình tĩnh nếu tình trạng này kéo dài thì nên cho trẻ đi khám các bác sĩ chuyên khoa.

Khi xử trí các hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ cần theo dõi cũng như hiểu được chế độ sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ để giúp cơ thể trẻ phát triển tốt nhất.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới