Sự thật về những “Thiên thần áo trắng” trong ngành Y

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chỉ những người trong ngành Y mới hiểu rằng đằng sau chiếc áo trắng tinh khôi là bao nỗi nhọc nhằn đắng cay, công sức vất vả bỏ ra nhưng thu nhập thực sự chỉ đủ sống.

Bất ngờ với mức thu nhập của nhân viên y tế

Hẳn ai cũng nghĩ rằng các bác sĩ, điều dưỡng viên có thu nhập cao nhưng trên thực tế lương của họ chỉ đủ sống. Lương của một điều dưỡng viên chỉ từ 6-7 triệu đã tính cả công việc trực đêm, làm thêm ở phòng khám ngoài giờ, mỗi ngày gặp 200 ca bệnh nhân, chạy như con thoi cả ngày không hết việc.

Sự thật về những “Thiên thần áo trắng” trong ngành Y

Đối với một bác sĩ ở bệnh viên công có mức lương từ 9-10 trong đã đã bao gồm lương cơ bản cộng thêm trực đêm ở bệnh viện, mỗi ngày chẩn đoán khám chữa bệnh cho hơn 100 bệnh nhân, thậm chí nhận thêm từ 20-30 ca bệnh nặng nhập viện gấp để thăm khám, chẩn đoán đưa ra các y lệnh điều trị, theo dõi tình hình chuyển biến của bệnh nhân…

Chị Ngọc Bích đang học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Với những bác sĩ mới ra trường được bệnh viện ưu ái nhận vào có mức lương 1-3 triệu họ phải chịu áp lực cường độ công việc rất cao hoàn thành công việc được giao. Với các nhân viên y tế trực đêm cũng chỉ được hỗ trợ với chi phí rất thấp  thậm chí chẳng đủ để chi cho một bát phở.

Trong ngành Y nhân viên y tế gánh chịu mọi trách nhiệm…

Trong qua trình phụ trách đảm nhiệm công việc khi có vật dụng bị hư hỏng có liên liên quan đến cán bộ nhân viên y tế họ sẽ phải là những người trả tiền. Thậm chí người nhà không đủ tiền đóng viện phí nhân viên y tế có thể sẽ phải tự bỏ hầu bao ra chi trả. Có những ca bệnh nhân gây khó dễ không cần biết nguyên nhân do người nhà tự phát hay không các điều dưỡng viên phụ trách sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Nhẹ thì viết bản kiểm điểm, nặng sẽ bị trừ tiền thi đua, không chỉ vậy họ còn hứng chịu sự phàn nàn gay gắt của bệnh nhân về điều kiện cơ sở vật chất ở viện. Sao bệnh nhân đông thế, giường bệnh chật chội, nóng bức… cùng với vô vàn sự khó chịu, thắc mắc “rất liên quan” đến chuyên môn của nhân viên y tế. Đây là vấn đề không hiếm ở các bệnh viên công, cán bộ y tế  luôn  phải chịu trách nhiệm mọi vấn đề từ bé đến lớn.

Chị Minh Vân đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Cán bộ nhân viên y tế luôn đơn độc trong mọi cuộc chiến khi có bệnh nhân và người nhà bạo hành, hăm dọa bởi bất kỳ lý do gì họ đều không tìm được bất kỳ một bảo trợ nào của bất kì ai. Họ phải tự xử giải vây cho mình lỡ xui thì tự xử và rất có thể sẽ bị trừ tiền thi đua.

Người thầy thuốc luôn phải hi sinh….

Nói lí thuyết rất dễ, người thầy thuốc phải hi sinh cho bệnh nhân, yêu thương coi bệnh nhân như người nhà, phải có tâm có đức trong nghề…  chỉ khi bắt tay vào làm mới biết rằng điều đó khó đến mức nào. Thử hỏi ai có đủ sức để niềm nở với cả 100 người bệnh trong môi trường căng thẳng đòi hỏi nhanh, sự chính xác cao. Thậm chí có những buổi trực đêm vô cùng mệt mỏi vì các ca bệnh cấp cứu nhiều bác sĩ, điều dưỡng phải làm việc liên tục từ tối đến sáng thử hỏi bạn có cười nổi không?

Chị Hồng Anh cực sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Nếu như mọi người nhân viên y tế là “thiên thần áo trắng” nhưng chẳng khác nào “thiên thần bị đày đọa”, nếu gọi là “mẹ hiền” chẳng khác nào “người mẹ bị bạo hành gia đình” không một ai, không một tổ chức nào can thiệp, giúp đỡ. Dường như mọi người chỉ biết đòi hỏi mà không cần biết rằng nhân viên y tá có thể đáp ứng hay không. Chỉ mong sao dư luận xã hội có cái nhìn đa chiều suy nghĩ mọi vấn đề thấu đáo, cảm thông cho những cán bộ nhân viên y tế đang ngày đêm gồng mình lên để cữu chữa cho bệnh nhân.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới