Thai phụ cần cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai. Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc-xin để phòng bệnh, do đó khi thấy các triệu chứng của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào với phụ nữ mang thai?

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào với phụ nữ mang thai?

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Theo đó, bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ có thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và tahi nhi.

Diễn biến của sốt xuất huyết khi mang thai thường nhanh và đa dạng gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn sốt, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da sung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam. Mệt nhiều.

  • Giai đoạn nguy hiểm thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt. Người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít, xuất huyết dưới da. Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu âm đạo bất thường. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng thấy: máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng. Trong trường hợp nặng, rối loạn đông máu.
  • Giai đoạn hồi phục: Sau 1-2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.

Ngoài các dấu hiệu trên, phụ nữ có thai cần chú ý nếu thai ít máy, ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ dội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ, trẻ có thể bị suy thai cấp, khi người mẹ có chỉ định sinh mổ thì có nguy có chảy máu nặng đe dọa đến tính mạng.

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Theo Cô Phạm Phương Lâm – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin ngừa bệnh nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Không có muỗi truyền bệnh thì sẽ không có tình trạng lây nhiễm bệnh. Theo đó, bạn cần chủ động thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy trong nhà và xung quanh nhà, cụ thể: Lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến, đậy kín và thả cá ăn bọ gậy ở tất cả các vật dụng chứa nước sinh hoạt như bể, chum, vại, các vật dụng chứa nước khó súc rửa; thay nước bình hoa hàng tuần, bỏ muối hoặc dầu vào chén nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát, thức ăn) để không cho muỗi đẻ trứng. Mặc quần áo dài che kín tay chân; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Khi có biểu hiện nghi ngờ bị mắc SXH, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu của bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải uống thuốc và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới