Khi bé mới chào đời thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ. Nhưng đến khoảng 6 tháng, sữa mẹ thường không đủ Dinh dưỡng đối với bé, khi ấy các mẹ cần cho bé ăn dặm. Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ để bé dần làm quen với lối sống sau này.
- Có nên cho bé ăn muối trong độ tuổi ăn dặm
- Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng qua từng thời kỳ
- Tăng chiều cao cho bé bằng những thực phẩm bổ sung canxi này
Thời điểm có thể cho bé ăn dặm
Việc cho bé ăn dặm là vấn đề hầu hết mẹ nào cũng quan tâm và đặt ra hàng loạt câu hỏi, khi nào nên cho trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn dặm thời điểm nào là thích hợp…
Theo các nhà khoa học thời điểm cho trẻ ăn dặm thích hợp là 6 tháng tuổi. Bởi giai đoạn này trẻ bắt đầu có nhu cầu bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bắt đầu 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ có thể cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, nhưng khi này trẻ cần khoảng 700 kcal/ngày mới đủ cho nhu cầu cơ thể của trẻ.
Chính vì vậy, giai đoạn này cần bắt đầu bổ sung dinh dưỡng để bù cho năng lượng thiếu hụt trong sữa mẹ. Lượng thức ăn cũng sẽ phải tăng lên từ từ khi trẻ lớn dần. Nếu không cung cấp năng lượng kịp thời trẻ có thể sẽ còi cọc, chậm phát triển.
Bên cạnh đó, khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi lượng sắt dự trữ trong sữa mẹ không còn do vậy nếu không được ăn dặm trẻ có thể sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiều máu.
Trong một số trường hợp trẻ phát triển nhanh, đòi ăn sớm có thể cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 5, khi ấy trẻ vẫn bú sữa mẹ nhưng không tăng cân, hoặc sau khi bú sữa mẹ mà vẫn đói.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ ăn dặm nên bắt đầu bằng bột ăn dặm, gạo xay, cháo say nấu với trứng gà và thịt.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm
Theo tiêu chuẩn và thông thường thời gian cho bé ăn dặm là 6 tháng, tuy nhiên tiêu chuẩn đó chỉ mang tính tương đối và phải theo nhu cầu của từng trẻ. Khi có nhu cầu ăn dặm, trẻ sẽ có những biểu hiện để bố mẹ có thể xác định và bắt đầu cho bé ăn dặm.
Sau khi bú sữa no như trẻ vẫn đòi bú và khóc đòi bú nữa, bé thường mút tay và hay cáu kỉnh. Trước đây trẻ ngủ rất ngoan nhưng giờ trẻ ngủ thất thường, bú đêm nhiều. Khi thấy người lớn ăn trẻ rất hứng thú, há mồm đưa về phía thức ăn và đưa tay với lấy thức ăn. Được bú sữa mẹ nhưng bé vẫn không tăng cân…
Một số khuyến cáo khi cho trẻ ăn dặm quá sớm
Không ít gia đình khi trẻ mới 3 – 4 tháng thấy trẻ bù mẹ không bụ bẫm quay sang cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ nhanh lớn, cứng cáp, bụ bẫm hơn. Thậm chí không cho trẻ ăn bột mà cho trẻ ăn cháo lỏng với quan niệm chúng dễ tiêu hóa.
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và gây nguy hại cho hệ tiêu hóa. Khi ấy hệ tiêu hóa của trẻ còn đang rất non yếu, chưa thể tiêu hóa được thức ăn ngoài sữa. Điều này, có thể làm cho bé bị đi ngoài phân sống, nôn trớ, tiêu chảy. Bề ngoài nhìn bé có vẻ bụ bẫm nhưng thực chất bé lại bị thiếu suy dinh dưỡng, còi xương thiếu chất. Tốt nhất nếu các gia đình cho bé ăn dặm trước 5-6 tháng tuổi cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn