Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhân sự kiện ở bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh liên quan đến vị Nguyên Giám đốc bệnh viện. Điều mà lâu nay xã hội vẫn bỏ qua.
- Trẻ tự kỷ có chữa trị được không?
- Nỗi đau di truyền do bệnh máu khó đông
- Bác sĩ giật mình ngộ độc chì do tô son đậm của MC
1 ca phẫu thuật bác sĩ kiếm bao nhiêu tiền
Bác sĩ phẫu thuật: Cười thì cùng cười, khóc chỉ một mình
Đó cũng chính là hoàn cảnh mà PGS.TS.BS Trần Anh Tuấn, người đã từng là lãnh đạo cao nhất của Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh đang phải ngậm ngùi chịu đựng. Từng ấy thời gian học tập, gắn bó và phấn đấu để được cầm dao mổ nhưng đổi lại khi đã cống hiến hết tâm, hết sức cho cái nghiệp chữa bệnh cứu người thì người thầy thuốc giỏi, có trình độ hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Nhãn Khoa nhận được gì ngoài những lời chỉ trích không thương tiếc. Chỉ cần đụng đến đồng tiền, đến thù lao, đến những thứ kim tiền xa xỉ ngoài thân mà xã hội tự cho mình cái quyền phán xét, kết luận về một trong những vị bác sĩ chuyên khoa có tâm và có tầm nhất của bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Trước khi có kết luận chính thức của Sở Y tế Thành phố thì những người thầy thuốc tận tụy như Bác sĩ Tuấn, người đã từng đứng cầm dao mổ, đem lại sự sống, ánh sáng và niềm hạnh phúc cho 3.000 bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh vào năm 2016. Từng ấy con người đã có một cuộc đời khác, hạnh phúc trọn vẹn hơn nhờ bàn tay “thần thánh” của đội ngũ y bác sĩ cùng với sự phối hợp với ê kíp mổ gồm Điều Dưỡng viên, trợ lý và các bạn sinh viên thực tập đến từ các trường đại học, cao đẳng Y khoa. Những con số đầy ấn tượng mà người thầy thuốc ấy đã đem lại cho bệnh viện của mình, nơi ông đã từng ở vị trí Giám đốc bệnh viện. Mức độ tăng trưởng sau 5 năm công tác đã tăng lên gấp đôi, bệnh viện đã được tự chủ về tài chính.
Và đời sống của Cán bộ y tế của bệnh viện đã được nâng lên rõ rệt. ..Tất cả tất cả những cống hiến không biết mệt mỏi ấy đã đưa bệnh viện hàng đầu về chuyên khoa Mắt ở thành phố Hồ Chí Minh khẳng định được vị trí và trình độ của mình. Bạn Giang, một sinh viên đang theo học ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ thêm rằng bạn đã từng có người nhà điều trị và được trực tiếp bác sĩ Tuấn mổ. Bạn nhận thấy đây là một người thầy thuốc thực sự giỏi về chuyên môn, kỹ năng lại cũng giàu y đức nên khi nghe thông tin trên báo chí bạn khá bất ngờ. Chưa kể, nếu như 38 ca mổ mà bác sĩ đứng tên ấy khi đang công tác 21 ngày ở nước ngoài thì chi phí cũng chỉ chưa hơn 10 triệu đồng. Theo bạn, đây là mức thù lao nhiều hay ít dành cho một vị bác sĩ, phụ trách Chương trình Quốc gia Phòng chống Mù lòa tại phía Nam. Bác sĩ Tuấn còn là chuyên gia về Nhãn Khoa ở phía Nam và các nước láng giềng. Chưa kể, ông cũng đã và đang đem lại ánh sáng về 23 miền quê nghèo ở miền Nam và Đông Nam Bộ. Chúng ta ca ngợi, vỗ tay còn chưa hết cớ sao còn mẫn cán với thông tin chưa biết hư thực thế nào. Người bác sĩ phẫu thuật bao giờ cũng thế, họ đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, họ gồng mình lên chống lại những tai ương có thể đổ xuống đầu bất kỳ lúc nào, khi mổ cho bệnh nhân nào hay khi họ đã cố gắng tỉnh táo và cẩn thận thì sai sót trong y học chưa bao giờ buông tha những “tay mổ” trong phòng phẫu thuật. Và câu chuyện có tên trong danh sách mổ nhưng lại đang công tác ở nước ngoài, người khác mổ nhưng mình vẫn nhận thù lao của ca mổ ấy. Vậy câu hỏi lớn đặt ra là thù lao cho 1 ca mổ dành cho bác sĩ đứng mổ là bao nhiêu. Nhiều đến mức nào mà họ có thể đánh đổi lương tâm, bất chấp nguyên tắc, quy định, thậm chí cả người lãnh đạo cao nhất cũng vướng vào.
Bác sĩ phẫu thuật khó khăn có được thu nhập xứng đáng?
Thù lao cho 1 bác sĩ đứng mổ trong ca phẫu thuật nhiều đến mức nào?
Vậy đấy, khi thành tích nhiều không kể nổi, người người vỗ tay, tràng pháo tay cứ dài ra, vọng mãi trong tâm trí của người bác sĩ. Nhưng rồi nếu có sai sót, có nghi ngờ, có sai phạm, có thực hiện quy định không đúng chuẩn thì họ chỉ khóc một mình thôi. Thậm chí ấy cứ nấc nghẹn, cứ ứ lại trong cổ họng mà không sao phát ra thành tiếng. Tiếng nấc, tiếng sụt sùi của người thầy thuốc một đời cống hiến hết tâm sức cho nghề Y đã được những gì ngoài tiếng hờn trách, ngoài sự phán xét lạnh lùng. Mất bao nhiêu năm để được gọi một tiếng “bác sĩ”, mất bao nhiêu tâm sức để được cầm dao mổ, và còn mất bao nhiêu thời gian nữa để gột rửa hết cái tai tiếng mà người đời cứ gieo giắt lên vị Nguyên Giám đốc bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh vì đứng tên mổ 38 ca nhưng rồi nhận lại một khoản thù lao chưa biết bao nhiêu. Người ta đã quên đi những gì ông làm được sau 5 năm tại vị mà chỉ chăm chăm vào sai phạm, về điều vi phạm y đức của người cán bộ y tế.
Guồng quay của cuộc sống đã khiến cho người ta cần phải tự cứu mình trước khi cứu người khác. Vị bác sĩ cầm áo blue trắng trông đạo mạo, chững chạc trước bệnh nhân nhưng có ai biết được họ đã phải bỏ ra cả hàng chục năm, thậm chí còn hơn với các bác sĩ phẫu thuật. Theo thống kê thì chỉ có 1/10 sinh viên học mổ được cầm dao mổ. Vậy là đã mất bao nhiêu cố gắng, thời gian mới đào tạo được một bác sĩ phẫu thuật giỏi như bác sĩ Tuấn trong câu chuyện trên. Tôi có một bạn thân học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ khi bạn đi thực tập mới biết được thù lao của một bác sĩ mổ lại bọt bèo đến vậy. Không phải hàng chục triệu như người ta đồn đoán, không phải tiền triệu như người ta nói với nhau mà đó chỉ là 250.000 đồng/ca mổ. Vậy là từng ấy cố gắng, phấn đấu và hi sinh mà chỉ vì đồng tiền mà bác sĩ phải đánh đổi lương tâm của mình. Nếu nói nghề nào bạc bẽo nhất thì tôi hiểu chắc đó là nghề Y. Và những tà áo trắng ấy cũng ngày càng khép mình hơn trước dư luận. Liệu có quá bất công với họ?
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn