Trẻ tự kỷ có chữa trị được không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Năm 2000, chỉ mới có 2 trường hợp trẻ bị tự kỷ điều trị tại TP. Hồ Chí Minh thì đến 2008 đã có đến 324 trẻ, tăng 160 lần. Dự báo đến nay cả nước có khoảng 200.000 người tự kỷ. Con số báo động về tình trạng trẻ em bị tự kỷ hiện nay.

Trẻ tự kỷ có chữa trị được không?

Báo động trước tình trạng trẻ tự kỷ đang ngày càng gia tăng

Chưa kể, Khoa Phục hồi Chức năng của Bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 7 năm (2000 – 2007) thống kê và thấy rằng tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ đến chẩn đoán và điều trị tăng 50 lần vào năm 2007. Dự báo con số này sẽ tăng lên đáng kể nếu không có quy trình chẩn đoán, điều trị và can thiệp kịp thời, không đào tạo đội ngũ y bác sĩ hay chuyên gia thực sự có năng lực, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế. Đây cũng chính là câu hỏi lớn vẫn đang còn bị bỏ ngỏ ở công tác điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ em hiện nay.

Theo đó, mới đây, Chương trình Nhân Ngày Việt Nam Nhận thức về Tự kỷ được tổ chức vào tháng 4, Bác sĩ Phạm Minh Triết hiện đang công tác ở Khoa Tâm lí của Bệnh viện Nhi đồng 1 đưa ra con số thống kê đến giật mình. Hằng năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 9.3000 lượt bệnh nhi tới khám. Trong đó, có khoảng gần 25% được đánh giá là trẻ tự kỷ tương đương với 1.000 đến 1.200 được chuẩn đoán, điều trị liên quan dến chứng bệnh tự kỷ. Theo phân tích của Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì phần lớn các bệnh Nhi này đều đến từ các tỉnh lẻ rải dài từ Bình Định đến đất mũi Cà Mau.  Bệnh viện này cũng luôn rơi vào tình trạng quá tải do số lượng bệnh nhân quá đông mà điều kiện khám chữa còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, hệ thống các bệnh viện ở tuyến tỉnh có thể can thiệp hay chẩn đoán trẻ bị tự kỷ thì người nhà lại không tìm đến vì sợ những quan niệm của xã hội. Bên cạnh đó, các bác sĩ điều trị ở bệnh viện tâm thần thì lại có thói quen chữa cho người lớn, ít có kinh nghiệm và kỹ năng điều trị cho trẻ em. Cứ thế bệnh nhân không tìm đến đúng cơ sở khám bệnh, bác sĩ chuyên khoa không đánh giá về trẻ tự kỷ chính xác làm cho tỷ lệ trẻ tự kỷ càng ngày càng tăng lên nhanh chóng hiện nay.

tre-tu-ky1

Tỷ lệ trẻ tự kỷ không ngừng tăng cao

Khan hiếm chuyên gia và cơ sở điều trị chứng tự kỷ chất lượng

Bên cạnh câu chuyện về tỷ lệ bệnh nhân tăng lên, các cơ sở khám chữa bệnh tự kỷ không đáp ứng đủ yêu cầu của bệnh nhi và thân nhân thì vấn đề trình độ, chất lượng và quy trình đào tạo cán bộ y tế điều trị khỏi bệnh này vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ yếu chỉ tập trung ở các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hay các phòng khám tư về tâm lý ở trung tâm như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, theo ông Triết năng lực điều trị và chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay chưa thực sự tốt phụ thuộc từ hệ quả của các yếu tố như: bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay ở tuyến tỉnh có thể chẩn đoán và điều trị tốt chưa thực sự nhiều, các đơn vị có thể điều trị thì quá tải nên không có nhiều thời gian nâng cao chất lượng điều trị và đánh giá về bệnh tự kỷ ở trẻ em. Các sinh viên ngành Y Dược nếu đã từng thực tập ở các cơ sở này chắc hẳn sẽ hiểu rõ hơn ai hết về thực trạng đáng báo động này. Ông Triết chia sẻ: Để chẩn đoán một ca bệnh bị tự kỷ theo các chuyên gia nước ngoài thì mất ít nhất 2 ngày nhưng ở bệnh viện Nhi Đồng 1 thì chỉ có thể dành ra 30 phút vì quá tải.

Theo lời kể của Bạn Hoa, Sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì từ ngày em trai bị tự kỷ thì bố bạn phải đưa em lên Hà Nội để chữa trị. Tuy nhiên vì đường xá từ Lào Cai xuống khá xa nên khi đến nơi thì phải chờ thêm nhiều ngày để tìm được cơ sở khám bệnh thực sự chất lượng. Cứ thế thời gian điều trị kéo dài ra, và đến lúc gặp đúng thầy thuốc tư vấn giỏi thì em đã bỏ qua mất “giai đoạn vàng” để có thể trở về bình thường. Theo ý kiến của bà Phạm Thị Kim Tâm, Phó chủ tịch Mạng lưới tự kỷ Việt Nam cho biết thêm: Nếu không phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi chứng tự kỷ ở trẻ sẽ rất khó khăn. Nhưng với các thân nhân đi từ xa về điều trị, mất 3 tháng để đăng ký lịch, mất nhiều giờ để lấy số khám bệnh thì liệu có giải pháp nào để giải quyết. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ Bác sĩ, Điều Dưỡng viên, Chuyên viên tâm lý để hỗ trợ, can thiệp liệu có đáng tin tưởng hay vẫn trôi nổi như hiện nay. Nhiều người chưa có trình độ chuyên môn hay theo học các lớp đào tạo về chứng tự kỷ vẫn đường hoàng đi chẩn đoán, can thiệp, điều trị hay thậm chí là chỉ biết được chứng đơn giản, còn phức tạp thì “bó tay chịu chết”.

tre-tu-ky-1

Điều trị trẻ tự kỷ đang gặp nhiều khó khăn

Việc đưa ra chẩn đoán khác nhau giữa các cơ sở không phải là điều hiếm gặp, khiến phụ huynh khó định hướng cách can thiệp phù hợp cho con mình. BS. Phan Thiệu Xuân Giang, bác sĩ tâm thần kinh và khuyết tật về phát triển, nhận xét số trẻ mắc chứng tự kỷ đang tăng nhanh nhưng chất lượng các cơ sở chẩn đoán, điều trị trẻ mắc chứng tự kỷ hiện như “mớ bòng bong”. Những cơ sở này mọc lên nhiều nhưng chẩn đoán thiếu chính xác, chất lượng không được kiểm định. Ngay cả việc dùng thuốc cho trẻ tự kỷ cũng gặp nhiều ý kiến trái chiều. Tự kỷ không phải là bệnh, không dùng thuốc điều trị mà chỉ dùng thuốc để hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan như táo bón, thần kinh…Câu chuyện về sự thiếu thống nhất trong điều trị, chẩn đoán dành cho người nhà bệnh nhân nhận nhiều kết quả chẩn đoán từ nhiều cơ sở khám bệnh khiến họ thực sự hoang mang. Đó là do công tác đào tạo chẩn đoán tự kỷ ở nước ta chưa được đầu tư đúng mức.

Thuật lại ý kiến của ông Triết thì nhiều cơ sở đào tạo Y Dược trên cả nược chưa có chương trình đào tạo chính quy và đồng bộ cho các sinh viên theo học bộ môn Nhi để chẩn đoán, đánh giá và điều trị cho chứng tự kỷ ở trẻ em. Nếu trong chương trình sau đại học có môn Tâm thần để điều trị cho trẻ tự kỷ thì chỉ học lý thuyết, chưa có đi thực tập lâm sàng nên kỹ năng vừa thiếu vừa yếu.

Theo ý kiến của BS. Phan Thiệu Xuân Giang, bác sĩ tâm thần kinh và khuyết tật về phát triển thì để giải quyết vấn đề này thì cần xây dựng ngay một quy trình, đánh giá trẻ tự kỷ một cách đồng bộ, thống nhất. Quy trình này được áp dụng bắt buộc với tất cả các trung tâm, bệnh viện hay phòng khám tham gia chẩn đoán, đánh giá hay điều trị trẻ tự kỷ. Ông thiết nghĩ nên đào tạo căn bản ở bệnh viện hay các trường đào tạo để có được những chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ năng thực hành và thực sự có trình độ để tham gia chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Chứ không nên để tình trạng này kéo dài, dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ không những không được chữa khỏi mà còn ngày càng gia tăng như hiện nay.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới