Tìm hiểu tổng quan về sinh thiết gai rau, sinh thiết gai rau để làm gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sinh thiết gai nhau là một trong những xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, sinh thiết gai nhau giúp cho Bác sĩ chẩn đoán chính xác thai nhi có gặp phải các bất thường về di truyền hay không?

Tìm hiểu tổng quan về sinh thiết gai rau, sinh thiết gai rau để làm gì?

Tìm hiểu tổng quan về sinh thiết gai rau, sinh thiết gai rau để làm gì?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, sinh thiết gai nhau là một trong những xét nghiệm chẩn đoán trước sinh vô cùng đặc hiệu giúp cho các Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác thai nhi có gặp phải các bất thường về di truyền và nhiễm trùng hay không.

Sinh thiết gai nhau là một trong những thủ thuật sinh thiết được sử dụng để tìm ra những rối loạn di truyền, tìm ra những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, không thể tìm ra chứng dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Sau khi có kết quả sinh thiết nhau thai cha mẹ sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa tư vấn xem có nên giữ em bé lại hay không, có kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi em bé ra đời.

Sinh thiết gai nhau phát hiện bệnh gì?

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, một vài bệnh lý có thể phát hiện bởi thủ thuật sinh thiết gai nhau bao gồm:

  • Bệnh lý nhiễm sắc thể như: Hội chứng Down, hội chứng Edward,…
  • Rối loạn di truyền như: Xơ nang cản trở hoạt động chức năng của một số cơ quan nhất định, làm chất bài tiết dày và dính hơn.
  • Rối loạn hệ cơ xương như: Nhược cơ Duchenne
  • Rối loạn về máu như: thalassaemia.
  • Rối loạn trong việc trao đổi chất như: Bệnh thiếu hụt antitrypsin
  • Bệnh lý thần kinh như: Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy.

một vài bệnh lý có thể phát hiện bởi thủ thuật sinh thiết gai nhau

Một vài bệnh lý có thể phát hiện bởi thủ thuật sinh thiết gai nhau 

Sinh thiết gai nhau định kỳ khi mang thai được thực hiện khi thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc các bệnh về di truyền. Một số đối tượng nên thực hiện sinh thiết gau rau, cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm triple test và combined test nguy cơ cao.
  • Độ mờ da gáy dày.
  • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) nguy cơ cao.
  • Cha mẹ mắc một số rối loạn di truyền (thalassemia).
  • Tiền căn sinh con mắc phải một số dị tật bẩm sinh do di truyền.
  • Tiền căn sinh con mắc các rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Siêu âm phát hiện một số dị tật như: sứt môi hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc thận…

Để thực hiện được sinh thiết gai rau, thai nhi phải có tuổi thai tối thiểu là 12 tuần tuổi, tốt nhất là thực hiện khi tuổi thai từ 12 – 14 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít mô bánh nhau từ tử cung bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng, nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về sinh thiết gai rau cũng như cách thực hiện thủ thuật này.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới