Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay có đến hơn 200.000 ca đột quỵ/ năm, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.
- Ung thư tụy “căn bệnh tử thần”
- Bác sĩ tư vấn 7 thói quen tốt phòng ngừa bệnh loãng xương
- Làm thế nào để điều trị táo bón sau sinh?
Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ ra khiến cho não không nhận đủ oxy, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào, dẫn đến một phần não bộ chết đi, não tổn thương nặng. Thời gian đột quỵ càng kéo dài dẫn đến số lượng các tế bào chết đi nhiều và nguy cơ tử vong sẽ tăng cao.
Thông thường dấu hiệu đột quỵ thường được lặp đi lặp lại nhiều lần thường xuất hiện và biến mất rất nhanh. Thường sẽ nặng trong thời gian từ 24- 72 giờ đầu. Với các triệu chứng thường gặp như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, mặt tê cứng một nửa, miệng méo mó.
- Cử động khó, mất khả năng thăng bằng, đi đứng khó khăn, chóng mặt, tay có hiện tượng tê, yếu, khó nói, đầu đau dữ dội đột ngột, có thể gây buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Thị lực giảm, đột nhiên nhìn không rõ, mắt mờ đi.
- Có hiệu tượng nói khó, bị dính chữ, giọng nói bị ngọng.
Tùy từng thể trạng của từng người sẽ có dấu hiệu khác nhau để nhận biết đột quỵ, do vậy khi xuất hiện những hiện tượng trên bạn có thể nhờ sự giúp đỡ để được khám chữa và điều trị kịp thời.
Đối tượng dễ bị đột quỵ
Theo những tin tức y tế mới nhất, tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính đều có nguy cơ bị mắc đột quỵ. Để hạn chế khả năng bị mắc bệnh bạn có thể ngăn ngừa bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Nam giới và những người ở tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao, Nữ có nguy cơ cao vì đột quỵ từ việc mang thai và sinh con và sử dụng các liệu pháp hormone như estrogen,..
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ, tuy nhiên có thể chia đột quỵ thành các nhóm sau:
- Do thiếu máu: khi các mạch máu bị tắc nghẽn, khiến nguồn cấp máu bị chặn, lượng cung cấp máu không đủ để nuôi não bộ và các tế báo dẫn đến đột quỵ, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu chiếm khoảng 87% nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ.
- Do xuất huyết: khi mạch máu giữ vai trò cấp máu bị tổn thương, khiến cho máu bị tràn vào các khoảng trống ở vùng não bộ. Khởi phát tình trạng này là do cao huyết áp, dẫn đến gia tăng sức ép lên thành động mạch, làm cho thành mạch bị tổn thương, gây xốt huyết não. Ngoài ra, mỡ máu khiến lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch tạo nên các vật cản gây nên hiện tượng tách nghẽ mạch máu não.
- Thiếu máu não bất chợt: các mảng xơ vữa hoặc máu ở các động mạch lớn ở cổ vỡ ra làm lượng máu nuôi não bị giới hạn.
- Lối sống: Tình trạng thừa cân, ít vận động, uống bia rượu, dùng các loại thuốc bị cấm như cocaine, hút thuốc lá nhiều, tăng cholesterol, tiểu đường, rối loạn giấc ngủ, bệnh tim mạch, tình trạng tăng huyết áp.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ
Cách phòng tránh đột quỵ
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, để hạn chế nguyên nhân gây bệnh bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc, đậu nành, ăn nhiều các loại thịt trắng, trứng, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, các thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên xào, các đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, không sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe, không hút thuốc lá ví chúng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể vận động, tăng cường quá trình tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, để giảm nguy cơ tăng huyết áp hạn chế hiện tượng vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng lúc tránh để lại những di chứng bệnh đáng tiếc.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn