Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ bị bệnh tay chân miệng ăn gì, kiêng gì sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể trong bài viết dưới đây giúp mẹ không còn lúng túng trong quá trình điều trị bệnh cho con.

Trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh do vi trùng đường ruột nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây nên.  Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi, có thể lây truyền thành dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của trẻ.

Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là sốt, đau họng, các vết loét trong niêm mạc miệng và vùng tay, chân khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn và dễ sụt cân.

Để điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả, ngoài việc chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh và dùng thuốc, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và những thực phẩm mà bệnh tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì để quá trình khỏi bệnh nhanh chóng.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Trẻ bị bệnh tay chân miệng ăn gì

Những vết viêm loét do tay chân miệng tại niêm mạc miệng khiến cho cho trẻ đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống. Do đó bé bị bệnh thường biếng ăn và không chịu hợp tác với mẹ trong việc ăn uống. Để bổ sung chất dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ hãy chú ý đến những thực phẩm bệnh tay chân miệng nên ăn như sau:

  • Hãy cho trẻ được ăn những món mà bé thích. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Mẹ hãy nấu thức ăn thật mềm, chế biến dưới dạng chất lỏng mềm như súp, nước ép, cháo, mì…
  • Chỉ cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để tránh thức ăn nóng chạm vào vết thương trong miệng khiến trẻ bị đau.
  • Chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa chỉ nên cho trẻ ăn vừa tầm, không ép con ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ sợ ăn, quấy khóc.
  • Trong quá trình cho con ăn, cha mẹ hãy bảo vệ bé khỏi những đụng chạm vào vết loét nơi đầu lưỡi bằng cách chọn các loại muỗng thìa không có cạnh sắc để dễ đút.
  • Bổ sung thêm sữa bột, sữa chua, nước hoa quả, bột dinh dưỡng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé để tăng cường chất.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sạch sẽ sau khi ăn và nghỉ ngơi khoảng 3- 4h thì ăn bữa khác.
  • Sau 4 – 5 ngày trẻ đã giảm bệnh và khỏi các triệu chứng ban đầu (nôn, sốt, đau họng…), cha mẹ có thể cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng bình thường, không kiêng khem.
Cha mẹ nên bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
Cha mẹ nên bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng gì?

Việc ăn uống với trẻ bị tay chân miệng là cả một quá trình khó khăn. Do đó mẹ nên lưu ý đặc biệt để không biến mỗi bữa ăn thành cơn ác mộng của trẻ. Vậy bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?

  • Kiêng thức ăn cứng và nóng, ngay cả khi đó là những món mà bé yêu thích. Cha mẹ hãy động viên bé ăn thức ăn mềm để tránh thức ăn tác động lên miệng bé khiến vết thương thêm đau.
  • Các nguyên liệu chế biến, dụng cụ ăn uống của bé như cốc, thìa, dĩa, bát…cần được sát trùng và dùng riêng biệt. Không dùng chung đồ cho các bé khác trong gia đình.
  • Trong cho trẻ chơi các đồ chơi, đồ dùng có thể tác động lên vùng miệng của trẻ như ti giả, đồ cắn khác…
  • Thực hiện cách ly trẻ với các bạn cùng lớp học và anh chị em trong gia đình để ngăn chặn bệnh lây lan và tạo thành dịch bệnh.
  • Không dùng các vật dụng sắc nhọn cho bé ăn.
  • Không áp dụng các phương pháp kiêng khem trong y học dân gian để áp dụng cho trẻ khi chưa có tư vấn của bác sĩ.

Những kiến thức về bệnh tay chân miệng ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa rất trong việc điều trị bệnh cho bé, tránh trường hợp trẻ bị bệnh trong một thời gian dài và các vết thương càng trở nên nặng hơn.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới