Bệnh giang mai phát triển thành nhiều giai đoạn và mức độ nguy hiểm khác nhau. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được coi là giai đoạn sớm của bệnh giang mai. Tuy nhiên khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn 2 thì cũng ít nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn 2 thì phải tiến hành điều trị kịp thời. Vậy giang mai giai đoạn 2 có những triệu chứng lâm sàng như nào? Biểu hiện của bệnh ra sao?
- 4 việc cần làm khi có biểu hiện của bệnh giang mai
- Bệnh giang mai giai đoạn cuối gây tổn thương não như thế nào?
- Mắc bệnh giang mai cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai giai đoạn 2
- Rụng nhiều tóc
Rụng nhiều tóc là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai giai đoạn 2, người bệnh sẽ bị rụng tóc rất nhiều. Tuy nhiên hiện tượng rụng tóc này không phải là kéo dài một cách liên tục, nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị kịp thời thì lượng tóc đã rụng sẽ được mọc lại bình thường.
Đây chính là nguyên nhân do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào các mao mạch, chân tóc khiến việc tuần hoàn máu bị rối loạn, tóc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dẫn tới hiện tượng rụng tóc. Hiện tượng rụng lông mày lông mi hay lông mu cũng diễn ra. Khi phát hiện ra biểu hiện trên cần phải tiến hành các xét nghiệm y tế cần thiết vì hiện tượng rụng tóc cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý học khác.
- Bạch biến giang mai
Bạch biến giang mai là triệu chứng đa phần gặp ở bệnh nhân nữ, hiện tượng bạch biến này thường xuất hiện ở những vị trí như cổ, lưng, chân tay, ngực hay âm hộ và nổi bật so với các vùng da xung quanh, các nốt này là những vùng da trắng khác nhau nổi rõ với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Hiện tượng này có thể diễn ra sau từ khoảng 3 đến 5 tháng tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Hiện tượng này kéo dài và khó mất đi ngay cả khi được hỗ trợ điều trị.
- Thoái hóa móng tay chân
Bệnh nhân bị bệnh giang mai giai đoạn 2 thường sẽ thấy những thay đổi ngay trên phần móng tay và móng chân của mình, hiện tượng này xuất hiện dưới dạng viêm móng cùng với những thay đổi bất thường. Móng tay và móng chân của bệnh nhân thường bị sẫm hay có biểu hiện tối, vàng móng. Nếu bệnh không được điều trị ở giai đoạn này, bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.
- Tổn thương niêm mạc giang mai
Tổn thương niêm mạc giang mai là hiện tượng các vết săng giang mai bị loét và có hiện tượng chảy mủ. Các vết này phát triển khắp cơ thể với tốc độ nhanh. Tổn thương niêm mạc giang mai có thể xuất hiện cùng lúc với triệu chứng bạch biến giang mai, đây cũng chính là nguồn lây nhiễm bệnh.
Trên đây là những biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai giai đoạn 2, hy vọng với những kiến thức cơ bản của các bác sĩ chuyên khoa tư vấn trên đây sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về bệnh, đặc biệt khi bệnh phát triển đến giai đoạn 2 để kịp thời điều trị, tránh trường hợp bệnh tái phát nghiêm trọng.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn