Cứu người chữa bệnh là sứ mệnh cao cả mà bất kỳ một người ngành Y nào đều phải khắc cốt ghi tâm. Ở đó, người ta thấy một anh hùng, một thiên thần áo trắng đang xả thân mình cứu vớt lấy sinh mạng con người nên lòng trắc ẩn với họ cần nhất vào lúc này.
- Vì sao thành công của nghề Y thường là “quả chín muộn”?
- Không đủ sức khoẻ để chịu áp lực công việc có nên học ngành Y?
- Bác sĩ chữa bệnh không chỉ bằng thuốc mà bằng cả tấm lòng
Vì sao thầy thuốc phải học cách đau nỗi đau của người bệnh?
Bài học để đời về lòng trắc ẩn trong nghề Y
Cổ nhân có câu “cứu một mạng người xây 7 tòa tháp” nhưng cứ phải người ta ra tay cứu họ để nhận lại những đáp đền lớn lao hay chỉ là sứ mệnh, là trách nhiệm, là công việc phải hoành thành. Cuộc sống càng bon chen và xô bồ, người ta đối đãi với nhau theo kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng” nhiều vô kể nên dẫu muốn thể hiện lòng trắc ẩn cũng khó. Nhất là với một công việc vốn nhạy cảm và lắm nỗi truân chuyên như nghề Y, nghề của máu, nước mắt và nỗi đau muôn thủa. Tôi đã từng nghe một người thân đang làm Giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có chồng làm bác sĩ sản khoa.
Đã 20 năm kể từ ngày hai người về chung một nhà cũng từng ấy năm nỗi buồn chị giấu cho riêng mình để chồng yên tâm công tác. Anh chị cưới nhau nhưng không có lấy một mụn con, anh bị vô sinh. Thế rồi nơi căn nhà ấy vắng hẳn tiếng cười đùa con trẻ. Công việc của một bác sĩ hết đỡ đẻ, khám bệnh rồi hội chuẩn, họp hành rồi hướng dẫn sinh viên các trường như Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chiếm trọn thời gian và tâm sức của chồng chị. Có những đêm anh về rất khuya, khuôn mặt đầy suy tư, anh bảo với chị rằng “Hôm nay có sản phụ sinh con lần đầu mà diễn biến bất thường quá, anh đành bất lực chỉ cứu được đứa trẻ thôi. Thương gia đình nghèo vừa đón con gái đầu lòng đã phải mãi mãi mất đi một người vợ, người con, anh thấy mình thật tệ”. Thế đấy nhiều năm qua anh vẫn động lòng trắc ẩn như thế, vẫn yếu mềm những lúc bên chị mà thôi. Nhưng nếu không có giây phút yếu lòng ấy thì sao anh trụ được với cái nghề nhọc nhằn này. Chị bảo, chị luôn tự hào vì là vợ của một bác sĩ. Điều đó thiêng liêng và hãnh diện hơn bất kỳ thứ chị có.
Muốn giỏi nghề y, hãy học đau với nỗi đau của người bệnh
Không phải ai đứng ở ngoài cuộc cũng hiểu được hết tâm can của người khác và chẳng mấy ai thấy nghề Y được trọng dụng mà thấu được những tâm sự trĩu lòng chẳng thế nói ra. Người thầy thuốc, người Điều Dưỡng viên…ngày ngày đối mặt, tiếp xúc với máu, nước mắt, nỗi đau và sự tuyệt vọng của người bệnh lại là người duy nhất cần phải đau cùng với họ. Nỗi đau của một người có sứ mệnh cứu người khác không bình thường, không nhìn thấy bằng mắt thường mà cảm nhận từ sâu trong trái tim. Một sinh viên theo học bác sĩ ở một bệnh viện nọ kể: Bạn đã vô tình nhìn thấy một vị bác sĩ phẫu thuật già lén lau vội hàng nước mắt khi thấy bệnh nhân của mình tiên lượng xấu đi. Dù trước đó chính bác sĩ và các Điều Dưỡng đã cùng nhau lên phác độ điều trị và hi vọng rằng bệnh tình ngày mai sẽ thuyên giảm. Đó là một bệnh nhân còn rất trẻ, một chàng trai khôi ngô, học giỏi, còn cả một tương lai rộng mở. Từ giây phút đó bạn mới biết bác sĩ cần hơn ai hết đau nỗi đau của bệnh nhân để đủ sức gồng mình trước sự nghiệt ngã của lưỡi hái tử thần.
Hơn ai hết người thầy thuốc phải giàu lòng trắc ẩn
Nỗi đau con người luôn hiện diện ở xung quanh chúng ta, đó là người thân, bạn bè, là gia đình nhưng nếu cùng đau với họ thì sự đau đớn sẽ giảm đi được phần nào. Người bệnh có vượt qua cơn bạo bệnh được hay không cũng nhờ phần lớn vào tư tưởng và niềm tin. Mạnh mẽ và không bao giờ bỏ cuộc mới là điều khiến họ giành giật được sự sống cho chính mình. Cán bộ y tế giỏi cần chuyên môn sâu, nghiên cứu nhiều, thực hành liên tục nhưng muốn vừa giỏi vừa để người bệnh nhớ thì hãy học cách đau nỗi đau của họ. Đó mới là bài học quý mà người làm nghề Y cần phải học mỗi ngày.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn