Thời tiết giao mùa là thời điểm bệnh viêm xoang tái phát, bởi lúc này lượng virus và vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm ở vùng xoang. Tạo thành các hốc viêm xoang, tái diễn nhiều lần, gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Viêm xoang- căn bệnh lúc thời tiết giao mùa
Theo đó, các bạn cần chuẩn bị những thông tin cần thiết về bệnh viêm xoang thường gặp vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi ở Việt Nam.
Các biểu hiện của bệnh viêm xoang
- Đau nhức vùng xoang mũi
– Đau xoang hàm: biểu hiện là đau nhức ở vùng má.
– Đau xoang trán: biểu hiện đau nhức giữa 2 lông mày và thường ở thời điểm nhất định là tầm khoảng 10 giờ sáng
– Đau xoang sàng trước: biểu hiện là đau nhức giữa 2 mắt.
– Đau xoang sàng sau và xoang bướm: biểu hiện đau nhức sâu vùng gáy.
- Chảy nước mũi thường xuyên
Nếu vị trí viêm xoang ở phía trước thì dịch này sẽ chảy vào mũi, còn nếu vị trí viêm xoang ở phía sau thì dịch sẽ chảy vào họng. Nước mũi chảy ra bệnh nhân có xu hướng xụt xịt gây đau nhức và đờm vướng ở cổ họng. Ban đầu, dịch nhầy có thể có màu trắng, càng để lâu và khi bệnh nặng hơn thì dịch nhầy sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu.
- Nghẹt mũi, khó thở
Do nước mũi chảy quá nhiều kèm lượng dịch nhầy tiết ra càng nhiều khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi, khó thở, phải thở qua đường họng.
- Điếc mũi
Nghẹt mũi lâu ngày dẫn đến mùi không thể len lỏi đến các dây thần kinh khứu giác khiến bệnh nhân không ngửi được mùi. Tình trạng này kéo dài cũng khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, suy nhược.
Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang là gì
Thời tiết thay đổi thất thường: Sẽ làm cho con người dễ mắc các chứng cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng nếu không điều trị dứt điểm thì rất dễ chuyển thành bệnh viêm xoang.
Do môi trường bị ô nhiễm: Khiến vi khuẩn sinh sôi, theo đường thở xâm nhập vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang. Khí hậu ngày càng ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở các thành phố lớn – nơi tập trung nhiều nhà máy, lưu lượng xe có động cơ cao.
Do cơ địa dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như mùi hóa chất, phấn hoa, … sẽ làm niêm mạc mũi phù nề, tăng tiết nhầy, gây bít tắc lỗ thông xoang, nhiễm trùng xoang. Những người trong gia đình có tiền sử dị ứng dễ mắc bệnh hơn
Do suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch: Cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn khiến niêm mạc đường hô hấp suy yếu, gây rối loạn hệ thần kinh thực vật dễ gây viêm xoang.
Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn mà không điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm xoang
Hiện nay có 2 xu hướng điều trị viêm xoang là điều trị theo tây y và đông y
Với Tây Y: bệnh nhân được dùng thuốc co mạch tại chỗ (dạng xịt hoặc nhỏ) nhằm giúp dẫn lưu tốt hơn nhưng dễ gây nghẹt mũi bù trừ, giãn mạch; các thuốc kháng Histamine ( làm giảm phù nề nơi lỗ thông từ xoang ra mũi, chống dị ứng); Chọc rửa xoang mũi và phẫu thuật dẫn lưu xoang. Các phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị nhanh nhưng chỉ mang tính chất điều trị triệu trứng, không chữa dứt điểm bệnh.
Với Đông Y: sử dụng các phương pháp bấm, day các huyệt cơ bản cũng giúp làm tăng bạch cầu chống viêm nhiễm, tăng thể kháng sinh tự nhiên cho cơ thể.
Các biện pháp phòng chống và hạn chế tình trạng viêm xoang
Đề phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
– Đeo khẩu trang trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm.
– Tránh xa thuốc lá, uống rượu, bia bởi nó sẽ làm niêm mạc mũi xoang phù nề, rất dễ đưa đến bệnh viêm xoang.
– Hạn chê stiếp xúc trực tiếp với luồng gió của điều hòa hoặc quạt… vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang.
– Đối với người mẫn cảm, cơ địa dị ứng cần hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.
– Hạn chế bơi lội vì niêm mạc mũi xoang nhạy cảm với chất khử trùng Chlorine có trong thuốc sát trùng nước hồ bơi, rất dễ bị viêm mũi xoang.
Nguồn ytevietnam.edu.vn