Bé lười ăn chậm lớn, biết đối phó thế nào đây?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có một nghịch lý là đời sống vật chất càng tăng cao thì trẻ biếng ăn càng nhiều. Và khi trẻ biếng ăn thì sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, bé lười ăn chậm lớn. Vậy để khắc phục hiện tượng và giúp bé ăn ngon miệng hơn, đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ thì mẹ cần làm gì?

Bạn chỉ nên cho bé ăn khi đã đói
Bạn chỉ nên cho bé ăn khi đã đói

Chỉ cho bé ăn khi đã đói

Nhiều các bậc cha mẹ thường hay chủ quan và cho trẻ ăn nhiều lần với số lượng không nhỏ, nhưng với yêu cầu năng lượng của trẻ và dạ dày còn nhỏ với lượng ăn đó, lúc nào bạn cũng khiến trẻ no bụng. Bởi vậy, trẻ sẽ chẳng có cảm giác đói để thèm ăn, và mẹ thì có tâm lý lo lắng nên ép con ăn. Điều này là hoàn toàn sai. Bởi vậy, mẹ hãy để bé có cơ hội được đói bụng và thèm ăn. Khi trẻ đói bụng thì sẽ ăn được nhiều hơn và cũng ngon miệng hơn.

Giảm số lượng bữa ăn và cho trẻ ăn đúng giờ

Trẻ lười ăn chậm lớn không riêng của bất kỳ mẹ nào mà là vấn đề của rất nhiều các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, để trẻ ăn ngon thì mẹ hãy quan sát bé đói và cho bé ăn vào giờ cố định.

Nhưng điều đó không có nghĩa bạn sẽ cho bé ăn các bữa ăn liên tục sẽ giúp trẻ mà đang khiến trẻ sợ ăn. Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi mà mẹ nên giãn cách các bữa ăn với những khung giờ cố định nhưng đảm bảo là lúc đó trẻ đã đói bụng để có những bữa ăn ngon lành.

Đồng thời, nếu bạn muố tập trung dinh dưỡng vào các bữa chính thì hãy giảm các đồ ăn vặt cho bé vì chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ăn ngon miệng của trẻ. Đây cũng là một trong những lời giải cho trẻ biếng ăn cần phải làm gì?

Mẹ hãy giảm khẩu phần ăn cho phù hợp với con
Mẹ hãy giảm khẩu phần ăn cho phù hợp với con

Giảm khẩu phần ăn của bé

Điều này tưởng chừng như nghịch lý đối với nhiều mẹ, bởi lúc nào bạn cũng mang tâm lý cho bé ăn thật nhiều để bé chóng lớn, song một bát cơm đầy có ngọn sẽ không khiến bé thèm ăn đâu, mà thậm chí còn khiến bé sợ. Bởi vậy, đối với trẻ thì bạn có thể cho bé ăn những thứ nho nhỏ như bát nhỏ, cơm ít nhưng cho trẻ ăn nhiều bát nhỏ thì cũng đã đủ rồi. Và bạn nhớ hãy để trẻ ăn đủ no thôi, chứ không nên ép trẻ quá nhiều.

Đa dạng món ăn và cách chế biến món ăn

Nếu ngày nào bạn cũng cho trẻ ăn đi ăn lại vài món với thực đơn dinh dưỡng chẳng có gì là hấp dẫn thì đó cũng là lí do để khiến trẻ biếng ăn đó. Vì vậy, để trẻ ham ăn hơn thì ngoài việc thay đổi những thực đơn dinh dưỡng cho đa dạng thì bạn cũng cần phải thay đổi cách chế biến, thậm chí cả cách trang trí món ăn để cho trẻ thích thú với món ăn mà mình đang được ăn, từ đó sinh ra ham muốn ở những bữa ăn sau.

Để bé tự chọn món

Có lẽ mẹ không biết, trẻ tuy còn nhỏ nhưng đã có rất nhiều chủ kiến, vì vậy để giúp trẻ ăn ngon hơn thì bạn cũng phải cho trẻ tự chọn món ăn. Mẹ có thể dắt trẻ đi siêu thị hay đi chợ rồi hỏi con thích ăn gì, nếu bé thích thậm chí là một món trái khoáy nào đó nhưng không nguy hại thì mẹ cũng có thể cho bé thử. Nếu bé không uống được thì mẹ cho con rút kinh nghiệm ở những lần sau.

Đừng ép bé mà hãy để trẻ tự chọn món con thích
Đừng ép bé mà hãy để trẻ tự chọn món con thích

Và có một điều rằng, bạn đừng ép con ăn những thứ con không thích, nhưng cũng không thể thoả mãn bé những món ăn không tốt cho sức khoẻ nhé.

Cho bé uống sữa sau bữa ăn

Một trong những biện pháp cho trẻ biếng ăn là không được cho trẻ uống sữa trước bữa ăn mà phải cho uống sau bữa ăn, vì khi đó sẽ không làm trẻ no bụng và không muốn ăn.

Cho bé tự ăn bên mâm cơm gia đình

Bạn không nên để trẻ ăn một mình mà hãy cho trẻ ăn bên cạnh bàn ăn gia đình và cho trẻ tự tập xúc để ăn, thì đó cũng như niềm vui giúp trẻ ăn nhiều hơn, và vui thích khi ăn. Và thậm chí để bé thích thú với món ăn thì mẹ cũng có thể cho bé tham gia nấu ăn để bé thích thú hơn với món ăn.

Để khắc phục bé lười ăn chậm lớn thì phần lớn nguyên nhân đến từ những bữa ăn cũng như thực đơn dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thu của trẻ. Bởi vậy, những biện pháp này mới chỉ khắc phục được phần nào thôi. Nếu trẻ biếng ăn kéo dài thì bạn nên cho trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp giải quyết tốt nhất.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới