“Bệnh lồng ruột” và những điều mẹ cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lồng ruột là bệnh chuyên khoa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi tình trạng một đoạn ruột bên trên di chuyển và chui vào đoạn ruột phía dưới  hay ngược lại, làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột có thể gây hoại tử ruột. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già khá chênh lệch nhau, nên chúng có thể dễ dàng chồng lên nhau, hay cuộn vào nhau gây nên bệnh lý lồng ruột ở trẻ.

cham-soc-tre

Lồng ruột là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em

Theo tin tức y học mới nhất, lồng ruột là bệnh xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, tỷ lệ mắc lồng ruột ở trẻ vào khoảng từ 3-5 trường hợp trên 1000 trẻ. Đặc biệt, hay gặp ở trẻ từ 5-9 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm.

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này, có đến 90% trẻ bị lồng ruột là không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp, nguyên nhân được cho là do các khối u, polyp ở lòng ruột. Các yếu tố này có thể thể làm nhu động của ruột thay đổi, tạo điều kiện cho việc các đoạn ruột “chui” vào nhau.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy mối liên hệ giữa, viêm ruột và lồng ruột ở trẻ. Khi trẻ vị viêm ruột cũng dễ dàng mắc chứng lồng ruột hơn những trẻ không bị viêm ruột. Một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột xảy ra cao hơn ở những trẻ bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố khác như: trẻ bị tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở lòng ruột, dính ruột… đây cũng có thể là nguyên nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng.

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ chưa rõ ràng

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ chưa rõ ràng

Dấu hiệu khi trẻ bị lồng ruột

Do trẻ chưa nói được hoặc nói chưa rõ ràng, nên khi các mẹ thấy con có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Các dấu hiệu có thể tạm lắng xuống trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt cao, môi khô, hơi thở hơi,….

Những biến chứng khi trẻ bị lồng ruột

Khi một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột, làm tắc nghẽn, ứ trệ sự lưu thông trong lòng ruột. Ngoài ra, khi lòng ruột bị tắc nghẽn, thức ăn có ứ trệ phía trên khối lồng (hay người ta thường gọi là hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột bị tắc nghẽn, các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết sẽ xảy ra và nặng nề nhất đó là tình trạng hoại tử ở ruột. Khi ruột bị hoại tử, sẽ sản sinh ra các chất độc, gây nên thủng ruột, gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn nhiễm độc khiến trẻ tử vong.

Trẻ khóc thét là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lồng ruột

Trẻ khóc thét là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lồng ruột

Các phương pháp điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ

Tuy lồng ruột rất hay xảy ra và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ, nhưng các mẹ có thể phòng ngừa và hạn chế các biến chứng ở trẻ. Khi trẻ có bất kỳ các dấu hiệu bất thường trên, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Các Bác sĩ chuyên khoa, sẽ nhanh chóng làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để chẩn đoán xác định. Khi đã chắc chăn trẻ mắc bệnh lồng ruột, tùy tình trạng khối lồng và thể trạng các Bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium hoặc bằng phẫu thuật. Ngoài việc thực hiện các biện pháp này, trẻ sẽ được sử dụng thêm thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng…

Bệnh lồng ruột tuy chưa tìm được nguyên nhân nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu. Vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh đó là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới