Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (12 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc cúng gà từ lâu đã trở thành một thói quen của người dân Việt Nam, dù là giỗ chạp hay Tết lễ, nhà nhà không thể thiếu đĩa thịt gà trên bàn thờ. Chính vì vậy, đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về tục lệ cúng gà hàng năm của người Việt.

Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng Gà không?
Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng Gà không?

Quan niệm về cúng gà hàng năm

Tục lệ cúng gà được bắt nguồn từ xa xưa ngày đó khi mặt đất vô cùng lạnh lẽo ẩm thấp, Ngọc Hoàng đã sai 9 mặt trời xuống sưởi ấm cho muôn loài, thế nhưng vì quên không thu các mặt trời lại khiến cho mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Lúc này có một chàng dũng si đã bắn hạ 8 mặt trời, mặt trời còn lại vì khiếp sợ đã trốn đi mất, mặt đất lại trở nên tối tăm. Mọi người cùng nhau gọi nhưng không ai có thể làm cho mặt trời quay lại. Lúc này chỉ có một chú gà trống cất tiếng gáy, mặt trời tò mò xuống xem mang lại hơi ấm cho nhân gian.

Đêm giao thừa là hay gọi là đêm trừ tịch, là đêm trời đất tối tăm, người ta nói đây là lúc mặt trời ẩn sâu nhất, chính vì vậy nhà nhà cũng một con gà trống với hy vọng chú gà này sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho vạn vật, mang lại “mưa thuận gió hòa” cho dân chúng. Do đó trong đêm giao thừa phải cúng gà trống hoa, gà trống chưa đạp mái với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết nhất thì lời thỉnh cầu sẽ linh nghiệm. Do đó, theo những tin tức mới nhất từ Chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Giám đốc Học viện Phong thủy Ngũ hành) việc cúng gà không hề liên quan gì tới vấn đề năm gà không được cúng gà. Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không? Gà là biểu tượng của một nền văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nền nông nghiệp lúa nước. Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào thời điểm giao thừa.

Cúng gà không ảnh hưởng tới năm con gà
Cúng gà không ảnh hưởng tới năm con gà

Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không?

Gà trống là một con vật cát tường, từ xưa người dân ta đã có phong tục giết gà trống cuối năm và mùng 1 để nhằm trấn áp, xua tan đi cái ác. Một số nơi có những người mắc bệnh nặng, ngoài việc tới gặp bác sĩ người ta cúng gà với hy vọng xua tan những điều xấu, mang tới tốt lành tránh mọi tai ương. Lâu dần, tập tục này trở thành xu hướng cầu phúc, trong tín ngưỡng của người Việt Nam.

Có thể thấy rằng việc cúng gà là một trong những phong tục lâu đời, không can hệ gì tới năm con gà, chính vì vậy trong đêm giao thừa đầu năm mới, cúng gà sẽ xóa bỏ đi điềm xấu, trừ tà ác, xua đuổi khí hung, đón dương khí tốt lành. Nhiều người có suy luận không cúng gà, không cúng những loại hoa này hoa kia… đây chỉ là những suy luận vô căn cứ mê tín và thực sự không cần thiết.

Vậy đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không? Gia đình bạn hoàn toàn có thể cúng gà, chúng không ảnh hưởng gì tới việc có phải năm gà hay không. Theo quan niệm nếu cúng gà con cháu sẽ hội tụ được 5 đức tính mẫu mực đặc biệt là của người đàn ông.

  • Văn: con gà trống có mào ở trên đỉnh đầu và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ ,biểu tượng cho văn.
  • Võ : cựa gà trống là vũ khí, biểu tượng cho võ.
  • Dũng : con gà trống chuồng luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử, biểu tượng cho dũng khí.
  • Nhân : con gà trống đầu đàn mỗi khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình, biểu tượng cho nhân.
  • Tín : con gà trống luôn gáy đúng theo canh giờ bất kể bốn mùa, biểu tượng cho tín.

Tuy nhiên khi cúng gà, các bạn cũng cần phải lưu ý không để gà chính giữa ban thờ, che mất bát hương, chỉ nên để bên cạnh, có thể để bên trái hoặc phải tùy vào vị trí đặt bàn thờ. Gà có thể quay mặt ra, hoặc quay mặt vào miễn sao thuận tiện, dễ coi, không quy định bất cứ một tư thế nào cả.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới