Điểm tên 6 căn bệnh ai cũng mắc khi thời tiết giao mùa

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 4,50 trong tổng số 5)
Loading...

Điều kiện thời tiết nóng lạnh bất thường và kẻ thù của sức khỏe, nhất là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Cảm cúm, viêm phổi, dị ứng…là những căn bệnh giao mùa thường gặp, gây phiền toái, mệt mỏi trong sinh hoạt và đời sống.

benh-giao-mua
Bệnh giao mùa

Cảm cúm

Cảm là bệnh giao mùa phổ biến. Nhiệt độ thay đổi thất thường kèm không khí lúc ẩm lúc hanh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Những cơ thể có sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh cúm là rất cao.

Dấu hiệu của bệnh cúm là chảy nước mắt nước mũi, đau đầu. hắt xì liên tục, chóng mặt… Cúm thường khỏi sau 3-5 ngày. Tuy không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng cúm khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải.

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn hoặc bị lây truyền virus cúm, hãy uống nhiều nước, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục để tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống để hạn chế sự trú ngụ của vi khuẩn.

Viêm phổi

Khí hậu lạnh giá mùa đông là tác nhân khiến phổi dễ bị ảnh hưởng, nhất là đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Viêm phổi là bệnh giao mùa nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi phổi bị xâm nhập, các phế nang bị ảnh hưởng làm cho dưỡng khí không di chuyển và máu, khiến não và cơ thể thiếu dưỡng khí.

Dấu hiện của viêm phổi được thể hiện qua: do khan, ho khạc đờm, khi ra đờm có màu xanh, vàng, nhiễm khuẩn hô hấp, tức ngực, sốt, nặng ngực… Cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh kịp thời.

Viêm phổi sẽ được phòng ngừa nếu cơ thể luôn mặc đủ ấm, ăn đủ chất, không dùng đồ lạnh. Không chỉ trẻ em và người già, tất cả chúng ta đều cần bảo vệ cơ thể  những ngày chuyển mùa.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh giao mùa dễ gặp ở trẻ
Đau mắt đỏ là bệnh giao mùa dễ gặp ở trẻ

Đau mắt đỏ là bệnh giao mùa do virus xâm nhập vào cơ thể, gây ra thương tổn vùng mắt khi cơ thể chưa kịp thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi. Đau mắt đỏ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, giao tiếp. Người bị đau mắt đỏ thường xuất hiện các triệu chứng: mắt đỏ, sưng  mắt, chảy nước mắt nhiều…

Đau mắt đỏ là bệnh lây truyền. vì vậy cần chú ý khi tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn, chậu rửa… Tránh các động tác dụi mắt. Đeo kính khi ra ngoài và nhỏ mắt thường xuyên là cách để phòng ngừa đau mắt đỏ.

Với người đã nhiễm bệnh, cần cách ly cho đến khi khỏi hoàn toàn để tránh lây nhiễm sang những người xung quanh.

Dị ứng da

Thay đổi thời tiết là kẻ thù của những người có tiền sử bệnh dị ứng. Vào đầu đông, khi nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch đáng kể, độ ẩm không khí giảm là tác nhân dẫn đến các bệnh về da liễu như dị ứng da, nứt nẻ, mẩn đỏ. Với những người da nhạy cảm, dị ứng da là căn bệnh giao mùa không thể tránh khỏi, gây ngứa và nổi đỏ, khó chịu trong cuộc sống.

Dị ứng da có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Dùng kem dưỡng da để bổ sung độ ẩm cho làn da.
  • Uống nhiều nước.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khiến vi khuẩn gây bệnh.
  • Đảm bảo cơ thể bạn luôn được đủ ấm.
  • Dùng thuốc điều trị dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đau xương khớp
Đau xương khớp

Đau xương khớp

Đau xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thời tiết thay đổi khiến các khớp xương bị đau, sưng tấy, đỏ nóng, khó cử động…Đây không phải là bệnh giao mùa mà chính thời tiết giao mùa khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây sốt, xanh xao mệt mỏi, gầy sút sức khỏe.

Những trường hợp đau xương khớp khi trời lạnh cần mặc ấm, chú ý khi ra mồ hôi, tập luyện thể dục để tăng cường dẻo dai cho xương khớp.

Những căn bệnh giao mùa tuy không khó điều trị nhưng thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Một chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất, luyện tập thường xuyên, bảo vệ cơ thể luôn được sạch và ấm…là những cách mà chúng ta có thể thực hiện để phòng tránh bệnh trước những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết như hiện nay.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới