Trách nhiệm cao cả đến “nặng nề” của bác sĩ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nền y học đã có những bước tiến nhảy vọt ngoài sức tưởng tượng của con người trong việc cứu chữa bệnh. Cùng với đó trách nhiệm của người bác sĩ nhiều hơn, phức tạp, nặng nề hơn bởi hiệu lực của thuốc càng cao luôn đi kèm với nguy hiểm càng nhiều.

Trách nhiệm của người bác sĩ như thế nào?

Đối với người thầy thuốc, họ không những chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn phải có trách nhiệm với tinh thần, với tòa án lương tâm nữa. Đi theo nghề y đồng nghĩa với việc bác sĩ phải đứng trước “đầu sóng ngọn gió” hứng chịu những bão táp khi có sự cố y khoa xảy ra. Họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hành động,  y lệnh của mình, trách nhiệm trong nghề Y cao cả đến “nặng nề” vượt lên trên tất cả.

Trách nhiệm cao cả đến “nặng nề” của bác sĩ

Sự tiến bộ của y học có một quyền lực ghê gớm hầu như các bệnh ngày xưa người thầy thuốc phải bó tay thì nay đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên thuốc càng nhiều càng có công hiệu cao lại càng độc, càng nguy hiểm. Trong khi hành nghề người bác sĩ phải có những quyết định hành động cứu người mà có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đứng giữa ranh giới mong manh sự sống và cái chết họ vẫn phải lựa chọn sinh mạng người bệnh để không làm trái với lương tâm người thầy thuốc.

Bác sĩ Trường Giang đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đôi khi người thầy thuốc phải hành nghề trong những hoàn cảnh bất trắc, lúc nào cũng lo lắng khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Bởi chỉ cần sử dụng nhầm thuốc, quá liều thuốc quy định, dùng thuốc sai cách… đều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính vì vậy họ luôn cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề oằn trên vai, họ luôn phải học hỏi, tìm tòi, trau dồi kĩ năng tốt nhất khi thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân.

Người bác sĩ phải gánh trọng trách từ khi khám bệnh, chẩn đoán, kê toa, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, không được khám bệnh qua loa, tắc trách. Họ cần biết sử dụng thời đúng lúc, giải thích cặn kẽ, rành mạch cho người bệnh hiểu rõ. Từng câu từng chữ họ viết ra đều phải tỉ mỉ, cân nhắc kĩ càng khi cấp y chứng thư….

Vẫn biết rằng bác sĩ không thể một mình chữa được mọi bệnh, làm được mọi việc nhưng họ cần làm hết khả năng của mình để tìm ra bệnh chữa bệnh, cố gắng tránh những tai biến bất ngờ. Sau hết họ phải chịu trách nhiệm cho moi hành động của mình đối với bệnh nhân, với lương tâm nghề nghiệp. Ở họ cần hội tủ đủ những phẩm chất đáng quý như tài năng, lương tâm, nhân đạo, vị tha, thận trọng, tỉ mỉ… khi hành nghề y.

Bác sĩ phải có trách nhiệm pháp lý

Bác sĩ không những phải có trách nhiệm cá nhân, tập thể họ còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bởi pháp luật cần bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân đảm bao rằng bác sĩ không sơ xuất, cẩu thả khi chẩn đoán thăm khám cho người bệnh.

Phụ trách công việc điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai hơn 10 năm chị Hải Yến theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Người bác sĩ nào cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, ngược lại pháp luật chỉ can thiệp khi bác sĩ phạm lỗi. Vậy nên bác sĩ phải thận trọng tỉ mỉ kĩ lưỡng, không thể rũ bỏ, trốn tránh trách nhiệm khi điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ – một nghề cao quý quả không sai

Không phải bỗng dưng xã hội tôn vinh nghề y là một trong những nghề cao quý. Bởi người bác sĩ luôn dũng cảm gánh chịu những trách nhiệm nặng nề mặc dù biết mình phải chịu vất vả áp lực, hy sinh bản thân mình, thậm chí tù tội. Chị Minh Hà nữ hộ sinh bệnh viện Đa khoa Đống Đa đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Tinh thần trách nhiệm cao cả của người bác sĩ không phải tự dưng mà có, đó là quá trình rèn luyện vun đắp được hun đúc trong quá trình học tập, thực tập kéo dài 6-10 năm trời.Đó là những ngày sống trong bầu không khí u ám khi phải chứng kiến sự ra đi của người bệnh. Đó là những thời điểm khó khăn một mình họ phải xoay sở mọi thứ, quyết định gấp, hành động nhanh chính xác trong giờ phút sinh tử mới ý thức được trách nhiệm của mình nặng nề đến đâu. Bởi sau mỗi y lệnh, mỗi cử chỉ, hành động có một sinh mạng của con người bị đe dọa.

Không có nghề nào vất vả nhọc nhằn áp lực như nghề thuốc nhưng họ luôn tôn trọng cố gắng bảo vệ sự sống cho mọi người, chỉ có trách nhiệm trước lương tâm mới có thể hành động như vậy. Đối với bác sĩ, trách nhiệm là lẽ sống của họ, nếu không có những gian nguy, nếu không có trách nhiệm tinh thần cá nhân thì không thể nào có y học được.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới